Tu-22M cất cánh lần đầu tiên vào ngày 30/8/1969 và đi vào sản xuất trong năm 1978. (Ảnh: Jetphotos) |
Tu-22M được đưa vào biên chế Không quân Liên Xô từ năm 1983. (Ảnh: Jetphotos) |
Tu-22M3 là phiên bản cuối cùng của dòng Backfire hiện vẫn đang phục vụ trong không quân Nga. (Ảnh: Jetphotos) |
Được phát triển từ dòng Tu-22 kém tinh vi hơn rất nhiều, Tu-22M là sự lột xác hoàn toàn về thiết kế. (Ảnh: Jetphotos) |
Máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-23M3 là máy bay siêu thanh cánh cụp cánh xòe. (Ảnh: Jetphotos) |
Thông số kỹ thuật cơ bản Tu-22M3: chiều dài 42 mét, trọng lượng rỗng 58 tấn, phạm vi hoạt động 7.000 km, trần bay 14.000 mét, tốc độ tối đa 2.000 km/h, phi hành đoàn gồm 4 người. (Ảnh: Jetphotos) |
Dù có kích thước nhỏ hơn Tu-160 và Tu-95, chiếc oanh tạc cơ này vẫn có thể chở theo gần 24 tấn vũ khí. (Ảnh: Jetphotos) |
Đáng chú ý là Tu-22M3 có thể mang theo 10 tên lửa diệt hạm Kh-15 hoặc ba tên lửa Raduga Kh-22, cả hai loại tên lửa này đều có thể đạt vận tốc bay khoảng Mach 5,0 (khoảng 6.2500 km/h). (Ảnh: tumblr) |
Tu-22M3 cũng mang theo các loại bom không dẫn đường thông thường gồm 20 bom FAB-250 hoặc 8 bom FAB-1500. (Ảnh: thaimilitaryandasianregion) |
Tupolev Tu-22M3 hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày hay đêm. (Ảnh: Jetphotos) |
Theo chuyên gia Dave Majumdar của National Interest, khi Tu-22M3 ra đời, Mỹ không hề có bất cứ loại máy bay nào tương đương về tính năng và vai trò. (Ảnh: Jetphotos) |
Nhiều khả năng chiến dịch không kích ở Syria là màn trình diễn cuối cùng của Tu-22M3, bởi nó sẽ sớm được thay thế bởi máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới PAK-DA hoặc thậm chí là Tu-160M2. (Ảnh: Jetphotos) |