TheoRBTH, T-5000 được thiết kế cho các binh sĩ đặc nhiệm Nga nhằm thay thế cho các loại súng bắn tỉa hàng đầu của châu Âu, đặc biệt là Áo và Phần Lan đang được họ sử dụng rộng rãi.

sung_ban_tia_mspc.jpg
Súng bắn tỉa siêu chính xác T-5000. Ảnh RIA

T-5000 được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2011 và có thể sử dụng loại đạn chuẩn 7.62mmx8,6mm của NATO. Súng có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 1,6km.

Năm 2012, các binh sĩ Nga đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc thi bắn tỉa quốc tế dành lực lượng đặc nhiệm các nước trên thế giới nhờ khẩu súng bắn tỉa T-5000 này.

Vượt trội so với “người tiền nhiệm” Dragunov

So với những “người tiền nhiệm” đã đi vào huyền thoại T-5000 [còn được gọi là Tochnost- trong tiếng Nga có nghĩa là chính xác] có nhiều tính năng vượt trội.

Tầm bắn của T-5000 lên đến hơn 2km cùng độ giật thấp, cơ chế kéo cò “êm ái”, hệ thống ngắm bắn và nòng súng được sơn phủ đặc biệt giúp súng có thể đạt được độ chính xác cực cao.

Cũng như nhiều loại súng bắn tỉa trước đó, T-5000 được nhóm thiết kế vũ khí phát triển dựa trên việc cải tiến một khẩu súng trường để có thể lắp thêm một ống ngắm. Ý tưởng này từng được các kỹ sư Liên Xô áp dụng với nhiều loại súng trường bắt đầu từ những năm 20 của thế kỷ trước.

Ban đầu, họ chỉ đơn giản muốn tăng cường độ chính xác cho các loại súng trường đã được sản xuất đại trà như Mosin và Tokarev- từng được các lính bắn tỉa Liên Xô sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Trong đó, đáng chú ý, tay súng bắn tỉa huyền thoại Vasily Zaitsev sử dụng khẩu súng trường Mosin cải tiến tiêu diệt tới hơn 200 binh lính và sĩ quan Đức tại Stalingrad chỉ trong vòng 3 tháng.

Khẩu súng trường Mosin. Ảnh: RIA

Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, các nhà thiết kế vũ khí của Liên Xô mới bắt đầu chú tâm vào việc phát triển các loại súng bắn tỉa chuyên biệt. Khẩu súng bắn tỉa danh tiếng Dragunov cùng ra đời với “huyền thoại” súng trường Kalashnikov hiện vẫn được quân đội của trên 30 quốc gia trên thế giới sử dụng.

Dragunov “vay mượn” một số yếu tố thiết kế từ khẩu súng trường Kalashnikov và nó trở nên nổi tiếng vì dễ sử dụng và đạt hiệu quả rất cao trong thực chiến.

Danh tiếng của Dragunov càng được củng cố trong cuộc chiến tại Afghanistan khi nó trở thành khẩu súng “không thể thay thế” nhờ khả năng tiêu diệt mục tiêu cực xa. Trong địa hình đồi núi cực kỳ phức tạp tại Afghanistan, binh sĩ bắn tỉa sử dụng Dragunov vẫn dễ dàng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách hơn 1km.

Sau khi Liên Xô tan rã, năm 1991, Nga bắt đầu phát triển các loại súng bắn tỉa cỡ nòng lớn, trong đó đáng chú ý có khẩu Vzlomshchik có khả năng tiêu diệt xe thiết giáp hạng nhẹ của địch ở khoảng cách 2km. Dù vậy Vzlomshchik vẫn có một nhược điểm là tiếng nổ rất lớn nên được gọi là “quả pháo”.

Thách thức và triển vọng của T-5000

Dù sở hữu những những tính năng kỹ thuật hết sức ấn tượng, T-5000 vẫn có một số hạn chế nhất định cần được cải tiến trước khi được đưa vào sản xuất đại trà.

Đầu tiên, việc nâng cấp T-5000 vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ của nước ngoài. Tuy nhiên, việc tham khảo các công nghệ của phương Tây để phát triển T-5000 đã bị gián đoạn kể từ khi EU và Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.

Chính vì vậy, quá trình phát triển T-5000 diễn ra chậm hơn nhiều so với dự kiến. Các nhà phát triển phải “dò dẫm từng bước” và phải “tự lực cánh sinh” hoàn toàn trong suốt quá trình này.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, các nhà thiết kế cần phải hiểu rõ đối tượng mà họ muốn nhắm đến để bán T-5000 là ai. Rõ ràng, với tầm hoạt động xa như vậy, rất ít khả năng T-5000 được lính bắn tỉa các nước phải thường xuyên sử dụng ở tầm bắn ngắn hơn nhiều, đặc biệt là trong môi trường đô thị, sử dụng.

Dù vậy, T-5000 được cho là hoàn toàn phù hợp với binh sĩ Nga vốn thường phải hoạt động trong những môi trường chiến đấu rộng. Ngoài ra, cũng rất ít có quốc gia nào có thể “chào hàng” loại súng bắn tỉa tầm xa với những tính năng nổi trội như T-5000./.