Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan đóng vai trò chủ chốt đối với lợi ích an ninh quốc gia và tài chính của cả hai nước. Đối với Pakistan, vốn đầu tư của Trung Quốc vào các dự án cơ sở hạ tầng hứa hẹn sẽ mang lại động lực tăng trưởng mà nền kinh tế Nam Á này rất cần. Trong khi đó Trung Quốc cũng phụ thuộc vào hải quân của Pakistan để đảm bảo an toàn cho những tàu chở dầu từ vùng biển Arab và các khu vực lân cận.

gwadar_route_0_stzy.jpg
Tuyến thương mại biển (đường màu đỏ) từ vùng Vịnh đến Thượng Hải. Ảnh: Zero Hedge.

Chính vì thế, Trung Quốc đang chia sẻ công nghệ đóng tàu lớp Azmat với Pakistan, bao gồm “những loại vũ khí và cảm biến mới nhất” theo thông tin từ quân đội Pakistan.

Hình ảnh công trường đóng tàu tên lửa mới của Pakistan cho thấy chiếc tàu này không giống như những mẫu Azmat tiêu chuẩn khác mà lớn hơn và tích hợp những tên lửa mạnh hơn, trong đó có những tên lửa được cho là loại C-602, phiên bản Pakistan của tên lửa Trung Quốc YJ-62. C-602 (còn gọi Zarb) là tên lửa chống hạm mới nhất của Pakistan với khả năng mang đầu đạn nặng tới 300kg và có thể vươn tới mục tiêu trong vòng bán kính 280km.

Tên lửa chống hạm C-602 của Pakistan. Ảnh: defense.pk

Pakistan hy vọng sẽ trang bị cho tàu tên lửa mới đóng này những quả bom dẫn đường chính xác để chống lại những kẻ thù trên không và cả trên bộ. Tuy nhiên, cũng theo nguồn tin quân đội Pakistan, đến cuối năm ngoái, bệ phóng trên tàu cho những quả bom có thể tấn công trên bộ vẫn chưa được hoàn tất.

Nếu Trung Quốc muốn thu thập dầu nhập khẩu từ các nước Trung Đông và Arab nhưng các tàu chở dầu lớn thường gặp nhiều khó khăn khi đi qua eo biển hẹp Malacca và sẽ phải cần có tàu Pakistan hộ tống. Trung Quốc cần Pakistan ngăn chặn mọi hoạt động phá hoại hay hải tặc tấn công vào cảng Gwadar.

Thành phố cảng Gwadar nằm ở cửa của vịnh Ba Tư, gần eo biển Hormuz, gần nơi có các tuyến tàu chính ra vào vịnh Ba Tư. Theo những báo cáo trước đây, có tới 20% lượng dầu thương mại trên toàn thế giới được vận chuyển qua eo Hormuz mỗi ngày./.