may_bay_chien_dau_1_wmlx.jpg
Máy bay 2 tầng cánh Sopwith Camel ra đời vào năm 1917. Với tính cơ động và hỏa lực mạnh, máy bay làm cả nhiệm vụ tiêm kích và cường kích. Máy bay có cơ chế để súng máy bắn xuyên qua cánh quạt.
Oanh tạc cơ hạng trung Martin B-26 Marauder có thể bay thấp và nhanh, đóng vai trò cường kích.
Đây là máy bay “ném bom” Breuguet 14 thời Thế chiến 1. Phi cơ có 2 ghế ngồi.
Tiêm kích cơ Grumman F6F Hellcat là vũ khí hàng đầu của hải quân Mỹ trong cuộc đối đầu với phát xít Nhật Bản trên Thái Bình Dương.
Oanh tạc cơ Tupolev SB của Liên Xô tỏ rõ tầm quan trọng của mình vào cuối thập niên 1930 và đầu Thế chiến 2.
Tiêm kích Curtiss P-40 Warhawk giúp nhiều cho Trung Quốc thời kỳ đối đầu với phát xít Nhật. Máy bay có hỏa lực vượt trội, lớp giáp tốt và tốc độ ấn tượng khi bổ nhào.
Dàn máy bay ném bom hạng trung Heinkel He 111 của Đức. Máy bay được gọi là “sói đội lốt cừu” (ban đầu Đức giả vờ phát triển máy bay này như là loại chở khách).
Curtiss SB2C Helldiver - máy bay ném bom bổ nhào thời Thế chiến 2.
Chiếc Bell P-39 Airacobra của Mỹ có khả năng bay rất nhanh ở độ cao thấp. Quân đội Liên Xô rất ưa máy bay này và dùng nó để hạ nhiều máy bay đối phương trong Thế chiến 2.
Máy bay ném bom hạng nhẹ Bristol Blenheim từng là một trong các máy bay quân sự hiện đại nhất trên thế giới vào đầu Thế chiến 2. Tuy nhiên do lớp giáp mỏng và tốc độ khá chậm, nên máy bay chủ yếu không kích về đêm để tránh đối đầu với tiêm kích Đức.