Từ năm 1930, nghiên cứu về giá thành, Theodore Wright đã tìm ra mối liên hệ toán học giữa số lượng sản phẩm được tạo ra và chi phí để có sản phẩm rẻ hơn và có được thành phẩm nhanh hơn. Theo đó, cứ tăng gấp đôi số lượng sản phẩm, chi phí sẽ giảm theo một tỷ lệ phần trăm nhất định phụ thuộc chủ yếu vào mức độ phức tạp của dây chuyền sản xuất.
Thật khó để tưởng tượng có dây chuyền sản xuất nào phức tạp hơn dây chuyền sản xuất tàu ngầm hạt nhân. Minh chứng là những khó khăn của Vương quốc Anh khi quốc đảo này đóng 7 chiếc tàu thuộc chương trình tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSN) lớp Astute.
Theo thuyết của Wright, chiếc tàu ngầm hạt nhân thứ tám và cuối cùng được chế tạo cho Australia - với điều kiện mọi thứ diễn ra tốt đẹp - việc sản xuất tàu Australia sẽ hiệu quả hơn khoảng một nửa so với 19 chiếc đã sản xuất (trong tổng số 66 tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia theo kế hoạch của Mỹ).
Các nhà máy đóng tàu của Mỹ hiện sản xuất 2,6 tàu ngầm lớp Virginia mỗi năm và một số quan chức ở Washington đang vận động để tăng số lượng tàu. Những chiếc tàu do Mỹ thiết kế và đóng mới này được mua theo lô, được hoàn thành đúng thời hạn và không vượt chi - hai tiêu chí mà lý thuyết của Wright không áp dụng ngoài các tiêu chí phức tạp khác.
Sau khoản đầu tư thiết kế kéo dài 17.500 người/năm, chi phí trọn gói một tàu ngầm lớp Virginia do Mỹ sản xuất hiện ở mức 4,8 tỷ USD. Nói chung, tổng chi phí chương trình (bao gồm cả những phụ phí như cơ sở vật chất hỗ trợ ở Australia) gấp 1,5 đến 2 lần chi phí trọn gói. Điều này khiến tổng chi phí theo chương trình cho mỗi tàu ngầm do Mỹ chế tạo sẽ vào khoảng 6,7 đến 9,6 tỷ USD.
Nếu chúng được sản xuất tại Australia sẽ tăng thêm hàng tỷ vào con số này, với ước tính cao hơn hiện tại là 14 tỷ USD cho mỗi chiếc. Theo kinh nghiệm gần đây của Australia với lớp Tấn công và căn cứ theo luật của Wright, con số cuối cùng có thể vượt xa con số này.
Về thời gian, tại Mỹ, lô 9 tàu ngầm lớp Virginia gần đây đã được lên kế hoạch mất 10 năm để sản xuất. Thời gian cũng quan trọng đối với an ninh quốc gia. Việc thiết lập dây chuyền sản xuất ở Australia sẽ kéo dài thêm nhiều năm, rất có thể là hơn một thập kỷ, để hoàn tất chương trình. Điều này không phải do bất kỳ điểm yếu cố hữu nào trong sản xuất của Australia; chủ yếu là do sự kém hiệu quả phải chấp nhận trong việc tạo ra lô đầu tiên đối với bất cứ sản phẩm quá phức tạp nào.
Tuy nhiên, việc xây dựng các SSN của Australia ở Mỹ sẽ phụ thuộc vào việc Mỹ sẵn sàng tăng năng lực sản xuất của chính họ. Quốc hội Mỹ đã chỉ rõ "những đóng góp của SSN trong việc thực hiện các chiến lược [quốc phòng và an ninh quốc gia]" và kinh phí, là hai yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tăng sản lượng của họ.
Về việc Mỹ đóng các tàu ngầm cho Australia, hiệp ước an ninh ba bên AUKUS cho thấy đáp ứng yêu cầu về chiến lược còn Australia sẽ là nhà cung cấp kinh phí. Điều này có nghĩa là Mỹ hoàn toàn có thể mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu của Australia. Phương án tàu ngầm của Australia được chế tạo tại Mỹ sẽ tiết kiệm hơn 35 tỷ USD và vài năm về thời gian.
Nếu Mỹ chế tạo tàu ngầm, Australia có thể đi trước một thế hệ công nghệ đồng thời cải tiến các kỹ thuật cần thiết để thiết kế và sản xuất các phương tiện tự hành dưới nước (Autonomous Underwater Vehicles – AUV). Thiết kế tàu ngầm đơn giản hơn nhiều nếu con người không cần sống bên trong chúng. Không khí để thở, nước, thực phẩm, chất thải, y tế, không gian sống và một số yếu tố bảo vệ khỏi các đòn tấn công đều là những thứ không thực sự cần quan tâm đối với AUV.
Với số tiền tiết kiệm được từ việc đóng các tàu ngầm ở Mỹ, Australia có thể đầu tư thêm 20 tỷ USD để phát triển một trung tâm công nghiệp AUV cho AUKUS ở Nam Australia, sử dụng các thiết bị kỹ thuật tiên tiến đã có ở đó. Công nghệ phương tiện tự hành dưới nước sẽ thúc đẩy nhiều sự đổi mới ở Australia hơn là việc chế tạo các bộ phận phi hạt nhân của 8 tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân. Australia có thể xuất khẩu các phương tiện tự hành dưới nước này cho các đối tác AUKUS của mình.
Thông báo của AUKUS là một bước ngoặt đối với Australia. Tàu ngầm hạt nhân rõ ràng là hiệu quả hơn tàu ngầm thông thường, tuy nhiên Australia phải lựa chọn cẩn thận mũi nhọn để tập trung nỗ lực của mình. Thế hệ tàu ngầm hạt nhân tiếp theo của Mỹ, SSN (X), có thể là thế hệ cuối cùng cần có thủy thủ đoàn. Áp lực đối với việc sản xuất một phần tàu ngầm hạt nhân ở Australia là dễ hiểu, nhưng làm như vậy sẽ là một quyết định kém sáng suốt.
Luận cứ của Theodore Wright vạch ra cho Australia một con đường rõ ràng. Việc chế tạo tàu ngầm ở Mỹ sẽ không chỉ tiết kiệm được một khoản tiền lớn và có thể tiết kiệm nhiều năm về thời gian so với phương án sản xuất tại Australia. Nó cũng sẽ cải thiện đáng kể khả năng quốc phòng của Australia, hỗ trợ liên minh AUKUS và thúc đẩy chuỗi cung ứng nội địa cho thế hệ thiết bị quốc phòng tiếp theo./.