Ngoài ra, theoAFP, Nga cũng muốn duy trì sự hiện diện thường xuyên của mình tại Đại Tây Dương và Địa Trung Hải.

Đây là những nội dung mới trong học thuyết Hải quân mới của Nga được công bố trên trang web của Điện Kremlin ngày 26/7.

nga_ucik.jpg
Tổng thống Nga theo dõi cuộc diễu binh trong Ngày Hải quân Nga (26/7). Ảnh AFP

Trước đó, trong bản học thuyết Hải quân được công bố năm 2010, Nga đã coi NATO là mối đe dọa chính của nước này, tuy nhiên sau đó, tình hình căng thẳng tại Ukraine đã khiến Nga phải thay đổi nội dung trong học thuyết này.

Theo đó, nội dung trong học thuyết Hải quân mới của Nga nhấn mạnh đến “những kế hoạch không thể chấp nhận được của NATO trong việc đưa các trang thiết bị quân sự áp sát biên giới của Nga”.

Chính vì thế, Nga đặt mục tiêu “tăng cường sức mạnh cho các hạm đội của mình tại Crimea”.

Ngoài ra, Nga kêu gọi hoàn tất việc đưa các tàu Hải quân của nước này chiếm giữ các vị trí chiến lược trên Biển Đen.

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cũng tuyên bố, học thuyết Hải quân mới cũng nhấn mạnh đến việc “tăng cường sự hiện diện của Nga tại Đại Tây Dương và Bắc Cực”.

“Việc chúng tôi chú trọng đến việc mở rộng ra Đại Tây Dương là hoàn toàn hợp lý khi NATO đang mở rộng sang phía Đông”, ông Rogozin nói.

Ngoài ra, Nga cũng tính đến việc đưa các tàu Hải quân ra hiện diện thường xuyên tại Địa Trung Hải.

“Những thay đổi trên cho thấy Nga cực kỳ quan tâm đến việc tăng cường tiềm năng Hải quân của nước này tại Bắc Cực và Đại Tây Dương để đối phó với NATO”, chuyên gia quân sự Alexander Golts tuyên bố trên đài Moscow Echos./.