TheoDefenseNews, cuộc tập trận kéo dài 11 ngày được cho là nhằm chứng tỏ rằng, dù yếu hơn rất nhiều so với Trung Quốc, Philippines vẫn có thể đối phó với những động thái gây căng thẳng ở Biển Đông nhờ sự hỗ trợ của đồng minh thân cận là Mỹ.

Theo đó, Balikatan sẽ bao gồm các cuộc tập trận chống khủng bố, như lực lượng Abu Sayyaf của Philippines, các cuộc tập trận nhằm tái chiếm và bảo vệ lãnh thổ trong bối cảnh tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông đang gia tăng.

my_hzvt.jpg
Binh sĩ Mỹ đến vịnh Subic của Philippines để tham gia tập trận. Ảnh Thủy quân lục chiến Mỹ

Người phát ngôn cuộc tập trận Balikatan, Celeste Frank Sayson cho biết, Mỹ đã điều 55 máy bay quân sự tham gia cuộc tập trận trong khi Philippines điều các máy bay mà nước này vừa mua.

Mặc dù vậy, Philippines và Mỹ đều khẳng định rằng, các cuộc tập trận này không nhằm vào Trung Quốc.

Ông Rene de Castro, Giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học De La Salle ở Manila cho biết, các cuộc tập trận nói trên rõ ràng là nhằm đối phó với động thái mở rộng yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.

“Chỉ cần nhìn vào cuộc tập trận Balikatan với sự tham gia của các bệ phóng tên lửa di động, các máy bay chiến đấu cũng thấy rằng, Mỹ và Philippines đang thúc đẩy nỗ lực bảo vệ lãnh thổ của Philippines”, ông Castro nói.

Ông Richard Javad Heydarian, Giáo sư Khoa học Chính trị tại Đại học De La Salle, nói thêm rằng, cuộc tập trận Balikatan “nhằm tăng cường khả năng phố hợp tác chiến giữa các quốc gia đồng minh và thể hiện khả năng sẵn sàng đối phó với Trung Quốc nếu cần thiế”.

Trước đó, quân đội Philippines cho biết, hệ thống phóng rocket cơ động cao của Mỹ (HIMARS) được thiết kế để bắn hạ máy bay sẽ được điều đến đảo Palawan ở cực Tây của Philippines ở Biển Đông trong suốt quá trình diễn ra các cuộc tập trận./.