Theo quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi sẽ chính thức áp dụng vào 1/7/2016, những tổ chức, cá nhân sử dụng chất cấm trong chăn nuôi có thể phải lĩnh mức án 20 năm tù, bị phạt tiền tới 1 tỉ đồng và bị cấm sản xuất, kinh doanh.
Người chăn nuôi lợn sử dụng chất cấm có thể bị mất trắng vì đàn lợn sẽ bị tiêu huỷ khi phát hiện dùng chất cấm. Phóng viên VOV phỏng vấn ông Nguyễn Văn Việt, Chánh thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về vấn đề này.
Ông Nguyễn Văn Việt: Năm 2015, lực lượng thanh tra chuyên ngành và Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49), Bộ Công an đã phát hiện rất nhiều công ty sử dụng chất cấm, nhưng nếu theo Điều, Khoản của Bộ Luật hình sự trước năm 2015 thì không thể “hình sự hóa”.
Nhưng Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi quy định cấu thành tội phạm là cấu thành hình thức khi đã sử dụng chất cấm có tổ chức, có hệ thống, hoặc cố ý sử dụng là bị xử phạt.
Vì vậy, bây giờ không cần có văn bản hướng dẫn mà khi phát hiện tổ chức, cá nhân sử dụng chất cấm có thể truy tố hình sự vì hành vi cấu thành tội phạm sử dụng chất cấm. Khi đó, tổ chức, cá nhân khi bị xử phạt hoặc truy tố đồng nghĩa với thiệt hại trong kinh doanh, thậm chí là phá sản.
Ông Nguyễn Văn Việt: Sau khi có chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Y tế, lực lượng thanh tra chuyên ngành đã làm rất quyết liệt trong kiểm tra, xử lý các hành vi liên quan đến sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Căn cứ vào thực tế xử lý chất cấm, Quốc hội cũng đã xem xét và thấy cần thiết phải xử lý hình sự đối với những người sử dụng chất cấm.
Chính vì vậy, Bộ Luật Hình sự năm 2015 đã đưa vào Điều 190, 191, 195 và quan trọng nhất là Điều 317 là hành vi cấu thành tội phạm hình thức. Tức là chỉ cần đưa hóa chất cấm không được sử dụng vào thực phẩm; vận chuyển, buôn bán, tàng trữ và đưa vào thực phẩm thì đã đủ yếu tố để khẳng định cá nhân, tổ chức phạm tội.
Ông Nguyễn Văn Việt: Thứ nhất là xử lý hành chính theo hình thức phạt tiền. Trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi cao hơn rất nhiều so với các Nghị định về xử lý vi phạm hành chính trước đây.
Thứ hai, tùy theo tính chất, mức độ hành vi sử dụng chất cấm, các cá nhân, tổ chức sẽ bị xử lý phạt tù từ 1 đến 10 năm; nhẹ là từ 1 đến 5 năm tù, 5 đến 10 năm khi vi phạm mang tính chất có tổ chức, tính hệ thống.
Chúng tôi hy vọng rằng từ 1/7/2016, khi Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực, bất cứ tổ chức, cá nhân khi sử dụng, buôn bán hay vận chuyển chất cấm đều phải cân nhắc trước việc làm của mình.