Trong bản đề nghị này, Tập đoàn BPA cũng tự giới thiệu là tập đoàn đầu tư đa ngành và xúc tiến thương mại cho các tập đoàn tiềm năng của châu Âu và nước ngoài để phát triển các dự án tại Việt Nam, Lào và Campuchia.

Trước đó, BPA đã đưa nhiều tập đoàn lớn của châu Âu về Việt Nam làm việc và đầu tư vào các dự án tại địa phương của Việt Nam.

tau_cao_toc_0604_hckp.jpg
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến hệ thống đường sắt và tàu cao tốc tại Việt Nam. (Ảnh minh họa: KT)
Trong số các nhà đầu tư đến Việt Nam đầu tư, Tập đoàn TALGO đã khảo sát, thiết kế toa tàu và đang thực hiện chuyển giao công nghệ để nâng cấp tàu Việt Nam lên tàu cao tốc, cung cấp toa tàu cho tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai và TP HCM - Nha Trang cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Hiện nay, đường ray Việt Nam có tốc độ 80km/giờ nhưng tàu chỉ chạy 60km/giờ, với công nghệ của TALGO có thể nâng tốc độ tàu lên 90km/giờ bằng cách giảm tải từ 8,4 tấn xuống còn 4,2 tấn (tải trọng trục).

Ngoài ra, Tập đoàn BPA và TALGO còn có chương trình hỗ trợ vay vốn ưu đãi để thực hiện dự án này với số vốn hơn 112 triệu EURO từ ngân hàng Caixa, Tây Ban Nha.

Vào cuối tháng 5 vừa qua, Siemens bày tỏ rất quan tâm đến dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tại buổi làm việc với lãnh đạo Bộ GTVT.

Với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Chính phủ rất quyết tâm trong việc đầu tư xây dựng và đã giao Bộ GTVT hoàn chỉnh dự án tiền khả thi để báo cáo Quốc hội, làm rõ những vấn đề mà Đại biểu Quốc hội nêu, trong đó có vấn đề tính khả thi của dự án, hiệu quả kinh tế, nguồn lực, phân kỳ đầu tư, lựa chọn công nghệ...

Hiện, Bộ GTVT đang nghiên cứu tập hợp để đầu 2018 hoàn thiện báo cáo. Từ sau 2020 sẽ bắt tay vào đầu tư tuyến thử nghiệm./.