Sáng nay (9/11), các đại biểu Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình dự án Luật quy hoạch.

Báo cáo nêu rõ: Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Từ một nước nghèo với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, Việt Nam đã chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và trở thành một nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình. Có được kết quả này là một phần đóng góp quan trọng của quy hoạch.

bo_ke_hoach_dau_tu_nguyen_c_lpld.jpg
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng
Quy hoạch là một trong những công cụ hữu hiệu để giúp các cấp, các ngành trong việc chỉ đạo, điều hành và thực hiện những nhiệm vụ chính trị, cụ thể hoá các mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ để phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và môi trường.

Quy hoạch là căn cứ chủ yếu để các cấp, các ngành định hướng mục tiêu phát triển theo ngành, lãnh thổ và là cơ sở để xây dựng các chính sách, kế hoạch, chương trình phát triển và các dự án đầu tư.  

Tuy nhiên, sau 30 năm đổi mới, nền kinh tế của đất nước đã có nhiều thay đổi, quy mô nền kinh tế lớn gấp nhiều lần trước đây, trong khi công tác quy hoạch chưa theo kịp trước sự đổi mới và đã bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, gây khó khăn trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành, làm lãng phí nguồn lực của đất nước, ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và cản trở các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp, người dân.

Tuy nhiên, sau 30 năm đổi mới, nền kinh tế của đất nước đã có nhiều thay đổi, quy mô nền kinh tế lớn gấp nhiều lần trước đây, trong khi công tác quy hoạch chưa theo kịp trước sự đổi mới và đã bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, gây khó khăn trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành, làm lãng phí nguồn lực của đất nước, ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và cản trở các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp, người dân.

Báo cáo chỉ ra những hạn chế, yếu kém: Quy hoạch được lập quá nhiều nhưng chất lượng quy hoạch thấp, quy hoạch không gắn với nhu cầu sử dụng cũng như nguồn lực thực hiện và thiếu tính khả thi gây lãng phí nguồn lực của đất nước.

Quy hoạch thiếu gắn kết, không thống nhất và còn nhiều chồng chéo, mâu thuẫn làm giảm hiệu lực, hiệu quả của quy hoạch. Quy hoạch chưa thể hiện được vị trí, vai trò là công cụ của nhà nước để điều hành phát triển kinh tế - xã hội và sự kết nối giữa chiến lược với kế hoạch dẫn đến sự thiếu gắn kết trong mục tiêu, định hướng phát triển và giải pháp thực hiện. Phương pháp và nội dung quy hoạch chưa đổi mới cho phù hợp với nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch bị buông lỏng, chưa xử lý kịp thời và thiếu kiên quyết trong chỉ đạo điều hành.

Chính vì vậy, việc ban hành Luật Quy hoạch là cần thiết và cấp bách hiện nay để khắc phục hạn chế, yếu kém của công tác quy hoạch hiện nay.

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật quy hoạch, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh: Qua thảo luận, Ủy ban Kinh tế nhất trí với đa số ý kiến tán thành về sự cần thiết ban hành Luật quy hoạch nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quy hoạch cũng như các nguyên nhân chính như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

Theo ông Vũ Hồng Thanh, việc ban hành Luật quy hoạch là rất cần thiết nhằm bảo đảm tính pháp lý cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bám sát nhu cầu phát triển, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của đất nước và là công cụ quan trọng trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng thời, một số ý kiến nhấn mạnh nguyên tắc xây dựng dự án Luật này cần đáp ứng yêu cầu: tạo sự thống nhất của hệ thống quy hoạch từ Trung ương đến địa phương, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới các hoạt động quy hoạch đang thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành./.