Cụ thể, có 6 ngân hàng đã công bố giảm lãi suấtcho vay với các khách hàng thuộc lĩnh vực ưu tiên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là Vietcombank, Techcombank, VPBank, BIDV, VietinBank, Agribank… với lãi suất giảm từ 0,5-1 điểm %, dao động từ 5,5%-7,5%/năm cho kỳ ngắn hạn.
Hiện tại mặt bằng lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức từ 6-9%/năm đối với ngắn hạn và từ 9-11%/năm đối với trung và dài hạn.
Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay từ 1/8. (Ảnh minh họa: KT) |
Bên cạnh động thái giảm lãi suất cho vay của một số ngân hàng thì có tới 15 ngân hàng đang giữ mức lãi suất huy động ở kỳ hạn 5 tháng là 5,5%/năm, có 9 ngân hàng niêm yết mức lãi suất huy động kỳ hạn 7 tháng trên 7%/năm; với lãi suất trung dài hạn, 12 ngân hàng đang có mức lãi suất kỳ hạn dài từ 8%-9,1%/năm.
Lãi suất cho vay hiện chiếm tỷ lệ cao trong chi phí doanh nghiệp. Do đó, hạ lãi suất đang là mong mỏi của nhiều doanh nghiệp sản xuất hiện nay.
Ngày 1/8 vừa qua, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã cắt giảm lãi suất. Đến ngày 7/8, 3 ngân hàng Trung ương ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương là New Zealand, Ấn Độ và Thái Lan đã cắt giảm lãi suất. Trước đó, Ngân hàng Trung ương Nga, Úc... cũng cắt giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung căng thẳng, leo thang và các chỉ số kinh tế xấu đi, những đợt cắt giảm lãi suất của FED được dự báo sẽ còn tiếp tục diễn ra. Vì vậy, Việt Nam cần có những kịch bản linh hoạt, phù hợp để ứng phó, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế./.
Việt Nam có tham gia “cuộc đua” giảm lãi suất với FED?