Tháo gỡ khó khăn về thị trường xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tích cực đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu, giữ ổn định các thị trường truyền thống, tìm kiếm và mở rộng các thị trường tiềm năng, hạn chế thấp nhất phụ thuộc vào một thị trường nhất định.
Mục tiêu tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 43 tỷ USD của ngành nông nghiệp năm 2019 đang đối mặt nhiều thách thức trong bối cảnh hiện nay. |
Đồng thời đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu về truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu; đẩy mạnh công tác giới thiệu sản phẩm và xây dựng thương hiệu nông sản, nhất là đối với các nông sản chủ lực vào thị trường Trung Quốc.
Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong nông nghiệp, những vấn đề truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, vùng nuôi, thúc đẩy các kênh thương mại hiện đại, các chợ điện tử, sàn giao dịch gắn liền với vấn đề lưu thông hàng hóa.
“Tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, lợi thế so sánh của từng địa phương, rõ ràng vấn đề an toàn thực phẩm cũng là vấn đề hàng ngày hàng giờ chúng ta phải quan tâm và tìm mọi biện pháp, sáng tạo để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản”, ông Toản nhấn mạnh./.Từ 1/9 bắt buộc kiểm dịch thực vật nông sản xuất khẩu sang châu Âu