Ngày 13/6, Financial Times đưa tin, các chuyên gia khẳng định một ngân hàng Việt Nam thời gian gần đây đã bị các tội phạm công nghệ cao sử dụng cùng phương pháp như đã làm với Ngân hàng trung ương Bangladesh để ăn cắp tiền.
Một ngân hàng Việt Nam bị hacker đột nhập trộm tiền |
Một phát ngôn viên của Swift, công ty có chức năng chính là cung cấp dịch vụ chuyển tiền liên ngân hàng quốc tế cho biết, các hacker đã vượt qua được hàng rào kiểm soát hệ thống rủi ro của một ngân hàng tại Việt Nam và chuyển khoản trái phép một lượng tài chính.
Trong một bài viết xuất bản ngày thứ Sáu trên blog, một người nghiên cứu tại Đơn vị an ninh mạng BAE Systems có trụ sở ở Anh, cũng đã xác minh chính xác địa điểm của ngân hàng này là tại Việt Nam. Nhóm nghiên cứu này cho biết thêm, các hacker lấy cắp dữ liệu khách hàng từ Sony và đổ lỗi cho Triều Tiên.
Trong một bản thông báo gửi tới khách hàng của Swift mà Financial Times có được, Swift cho biết, những hacker trên có kiến thức chuyên môn cao và am hiểu cụ thể về những ngân hàng mục tiêu mà chúng định lấy trộm tiền. Phương thức của chúng là ăn trộm dữ liệu cá nhân của khách hàng và thực hiện chuyển tiền, rút tiền trái phép.
Công ty có trụ sở ở Brussels khuyến cáo, sẽ có một chiến dịch nhắm vào các ngân hàng với quy mô rộng lớn hơn. Swift thúc giục khách hàng khẩn trương rà soát các lệnh thanh toán tới tất cả các tin nhắn, các kênh thanh toán và các kênh e-banking.
Ngân hàng ở Việt Nam bị tấn công trước Ngân hàng trung ương Bangladesh nhưng gần đây mới được phát hiện.
Adrian Nish, người đứng đầu một nhóm nghiên cứu của BAE nói với FT: "Chúng tôi tìm thấy phần mềm độc hại trên một trang web phân tích trực tuyến. Nó giống phần mềm được sử dụng trong các cuộc tấn công Bangladesh. Các phần mềm độc hại đã được gửi từ Việt Nam và có chi tiết của một ngân hàng thương mại Việt Nam".
Swift là công ty cung cấp dịch vụ thanh toán toàn cầu với khoảng 11.000 ngân hàng là khách hàng. Mỗi ngày công ty này xử lý khoảng 25 triệu lệnh giao dịch với trị giá hàng tỷ USD. Tuy nhiên, độ bảo mật của Swift đang bị nghi ngờ sau vụ tấn công ăn trộm tiền từ Ngân hàng trung ương Bangladesh trong tháng 2/2016.
Theo đó, các hacker đã gửi những lệnh gửi tiền giả thông qua hệ thống Swift đến Ngân hàng trung ương Bangladesh để ăn cắp 951 triệu USD. Tuy nhiên, phi vụ trên đã bị phát hiện kịp thờ,i và các hacker chỉ kịp lấy 81 triệu USD./.Chặn vụ cướp ngân hàng cả tỉ USD vì lỗi đánh máy của hacker