Kết quả của cuộc khảo sát lần thứ 7 về Chỉ số môi trường kinh doanh đánh giá của các doanh nghiệp châu Âu hàng quý do EuroCham thực hiện vào tháng 4 và tháng 5/2012 vừa công bố cho thấy mức độ tin cậy và triển vọng kinh doanh trong cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn duy trì nhất quán gần ở mức điểm trung bình 50 với mức đánh giá “trung lập” trong quý thứ 3.

Untitled-1.jpg
  Biểu đồ chỉ số môi trường kinh doanh của EuroCham

Các doanh nghiệp thành viên tham gia vào cuộc khảo sát tiếp tục thận trọng về triển vọng kinh doanh và cách đánh giá tình hình hiện tại cũng như triển vọng kinh tế tổng thể của Việt Nam.  

Ít lạc quan về triển vọng kinh doanh

Triển vọng kinh doanh và đánh giá của các doanh nghiệp về tình hình hiện tại vẫn còn ảm đạm. So với kết quả khảo sát gần đây nhất, phản hồi của doanh nghiệp đánh giá tình hình kinh doanh hiện tại “không tốt” tăng 10% lên đến 29%, cao hơn mức 19% của quý trước và chỉ là 12% so với cùng kỳ năm trước. 34% doanh nghiệp mô tả tình hình kinh doanh của họ tốt. Điểm này không thay đổi so với cuộc khảo sát lần trước nhưng giảm từ mức 50% các quan điểm tích cực về tình hình kinh doanh trong cùng kỳ năm trước. Không một doanh nghiệp nào phản hồi tình hình kinh doanh hiện tại của họ là “xuất sắc”.

Các tín hiệu cho thấy sự lạc quan về triển vọng kinh doanh trong cuộc khảo sát quý trước phần lớn vẫn không thay đổi. 38% đánh giá “tốt” và 36% đánh giá “trung bình”. Điều này hầu như không đổi so với quý trước nhưng so với đánh giá của cùng kỳ năm ngoái thì có 51% phản hồi tích cực về triển vọng kinh doanh. 26% phản hồi cho thấy sự bi quan về triển vọng kinh doanh trong vòng 6 tháng tới. Những kết quả trên vẫn chưa thực sự tích cực và chúng ta có thể nhìn thấy ít sự phục hồi của triển vọng kinh tế. Điều đáng lo ngại là 62% đánh giá triển vọng kinh doanh của họ là “trung bình” hoặc tiêu cực. 

Khi được hỏi về kế hoạch đầu tư trong năm 2012, rất nhiều thành viên tham gia tiếp tục thể hiện sự thận trọng. 34% muốn duy trì mức độ đầu tư và 38% đang tìm kiếm để tăng đầu tư tại Việt Nam. Điều năng có xu hướng tăng nhẹ so với mức 36% trong cuộc khảo sát lần trước nhưng vẫn có một sự sụt giảm căn bản từ mức 59% muốn tăng đầu tư vào cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy sự tiếp tục của xu hướng các doanh nghiệp ngày càng thận trọng hơn trong đầu tư. 28% doanh nghiệp tìm cách giảm đầu tư tổng thể tại Việt Nam tăng so với mức 24% của quý trước và chỉ 8% tại thời điểm đầu năm 2011. Kết quả này thể hiện sự tiếp tục dịch chuyển đi xuống về lòng tin vào đầu tư tại Việt Nam. Trong khi phần lớn các doanh nghiệp tìm cách duy trì và tăng đầu tư tại Việt Nam, điều đáng lo ngại là gần một phần ba doanh nghiệp trong cuộc khảo sát này đang cân nhắc việc giảm đầu tư tại Việt Nam.

Lạm phát liếp tục là một mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng tiền đồng (VND) bị mất giá với mức trung bình là 5,63% giảm so với mức 8,33% của quý trước., điều này chỉ ra một sự gia tăng trong lòng tin về cách đánh giá sự kiềm chế lạm phát của Chính phủ.

Tuy nhiên, vấn có đến 57% phản hồi cho rằng lạm phát là mối quan ngại chính thâm chí là sự đe dọa công việc kinh doanh của họ tại Việt Nam. Con số này ít hơn một chút so với 61% phản hồi về ảnh hưởng của lạm phát đến công việc kinh doanh của họ trong quý trước, nhưng lạm phát vẫn là mối lo ngại chính.

Khi được hỏi về tình hình kinh tế vĩ mô khó khăn tại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy có một sự nới lỏng nhẹ về triển vọng. 45% doanh nghiệp mong rằng có “sự ổn định và phục hồi” về tình hình kinh tế hiện tại (tăng 10% so với quý trước). Điều này cho thấy sự gia tăng về lòng tin.

Ngoài ra, theophản hồi trong cuộc khảo sát, việc tăng mức lương tối thiểu gần đây tạo mức ảnh hưởng không đáng. 45% doanh nghiệp nói rằng điều đó không ảnh hưởng tới họ, trong khi 39% phản hồi là có ảnh hưởng “nhỏ”. 16% cho rằng việc tăng lương tối thiểu có tác động “lớn” hoặc “đe dọa” đến doanh nghiệp.

Trông đợi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU: Hy vọng xóa bỏ thuế nhập khẩu

Cùng với việc hoàn thành gần đây các bước chuẩn bị và sắp bắt đầu đàm phán chính thức một hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, EuroCham đã hỏi các thành viên điều này có ý nghĩa gì với việc kinh doanh của họ. Phần lớn các phản hồi chiếm 51% mong đợi một tác động tích cực trong cho việc kinh doanh của họ, 29% phản hồi là không có tác động gì và 16% không chắc chắn Hiệp định thương mại có ý nghĩa gì với họ. Điều này chỉ ra một quan điểm tích cực trong cộng đồng doanh nghiệp nhưng cần có sự rõ ràng về một hiệp định thương mại tư do sẽ bao gồm chính xác những gì và nó tác động như thế nào đến doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam.

Khi được hỏi hỏi phần nào trong Hiệp định thương mại tự do là phần quan trọng nhất cho việc kinh doanh của họ, hai quan điểm chính là “xóa bỏ hàng rào thuế quan nhập khẩu” (56%) và “tăng cường thương mại trong dịch vụ” (51%); tiếp theo là “giải quyết các rào cản phi thuế quan (34%) và đạt được thỏa thuận về quyền sở hữu trí tuệ (27%). Các vấn đề về sự cạnh tranh với các thị trường khác cũng được coi là một phần quan trọng của một hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU trong tương lai.  

Nhận xét về cuộc khảo sát, ông Preben Hjortlund, Chủ tịch EuroCham: “Chỉ số về môi trường kinh doanh của EuroCham tiếp tục ở mức thấp với 53 điểm chỉ ra sự lo lắng và không chắc chắn trong cộng đồng doanh nghiệp và giữa các nhà đầu tư. Ngoài một số dấu hiệu đáng khuyến khích, đánh giá về kinh doanh tổng thể đang bị chậm lại ở mức tương đối thấp. EuroCham chào mừng các bước tiếp theo của một hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU. Đây sẽ là cơ sở cho sự gia tăng lòng tin cho doanh nghiệp và tạo tiền đề cho việc tăng đầu tư châu Âu trong tương lai.”

Trong khi đó Ông Paul Jewell, Giám đốc điều hành nhấn mạnh thêm: “Các nhà đầu tư châu Âu đang ngày càng tìm kiếm các điểm đến đầu tư khác trong ASEAN. Do đó, Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa để duy trì sức cạnh tranh trong khu vực. Các tiến trình có thể nhìn thấy được hướng đến một hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU sẽ là bước đi đúng đắn và giúp khôi phục lòng tin của các nhà đầu tư.”./.