Không tốn nhiều chi phí, thợ làm nghề săn cua đồng ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình) chỉ cần tìm khu vực có cua đồng sinh sống nhiều để đặt lờ (một dụng cụ bẫy cua đồng) là đã có thu nhập lên đến gần chục triệu đồng/tháng. (Ảnh: Phạm Anh/Dân Việt) |
Hiện nay, một số người sống bằng nghề bắt cua đồng ở huyện Kim Sơn (Ninh Binh) đang bước vào vụ thu hoạch mới. Đầu mùa cua đồng nhiều, cộng với giá cao, mỗi ngày mỗi người đi đặt bẫy có thế kiếm được mấy trăm nghìn đồng. (Ảnh: Phạm Anh/Dân Việt) |
Nghề bắt cua đồng là nghề truyền thống của nhiều gia đình huyện Kim Sơn (Ninh Bình). Công việc này diễn ra từ đầu hè cho đến hết mùa thu. (Ảnh: Phạm Anh/Dân Việt) |
Theo những người làm nghề bẫy cua đồng ở huyện Kim Sơn, việc bắt cua đồng có rất nhiều cách khác nhau nhưng phương pháp đặt lờ là hiệu quả nhất. (Ảnh: Phạm Anh/Dân Việt) |
Cua tự nhiên sinh sống ở đồng, ruộng, ao… và chúng thích ăn những thứ đã chết như cá chết, hoặc là rong rêu, cám rang, bã đậu.... Dựa vào đặc tính này, những “thợ” bắt cua đồng biết cách làm mồi dẫn dụ cua vào bẫy để bắt được nhiều cua nhất. (Ảnh: Phạm Anh/Dân Việt) |
Từ việc tận dụng những chai nhựa phế thải, một số nông dân ở Kim Sơn (Ninh Bình) sáng tạo thành những chiếc bẫy bắt cua đồng rất hiệu quả. (Ảnh: Phạm Quân/Dân Việt) |
Công việc đặt bẫy của đồng của bà con Kim Sơn diễn ra hầu như quanh năm, tuy nhiên thời điểm mà người dân bắt bắt được nhiều cua nhất là từ đầu tháng 4 cho đến hết tháng 8 hàng năm. (Ảnh: Phạm Quân/Dân Việt) |
Có nhiều cách bắt cua vô cùng độc đáo, trong đó phải kể đến cách dùng chai nhựa phế thải để bẫy cua. (Ảnh: Phạm Quân/Dân Việt) |
Người dân ở Tịnh Biên (An Giang) cũng tranh thủ mùa nước nổi để dùng những cái lọp ra ruộng bẫy cua đồng kiếm thêm thu nhập. (Ảnh: Cửu Long/VnExpress) |
Mỗi ngày "săn" cua, nông dân có thể bỏ túi vài trăm ngàn đồng. (Ảnh: Cửu Long/VnExpress) ./. |