>> Hy Lạp trình đề xuất mới cho các chủ nợ

>> Hy Lạp chạy nước rút trước khi vỡ nợ

>> Hy Lạp trước nguy cơ vỡ nợ

Hiện Hy Lạp đang đứng trước “cửa tử” sau khi các chủ nợ quốc tế không cho quốc gia này thêm thời gian để “xoay sở”. Hy Lạp buộc phải trả 1,5 tỷ euro cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào ngày mai (30/6) nếu không sẽ bị tuyên bố vỡ nợ.
hy_lap_oard.jpg
Một bức tranh đường phố tại Athen, Hy Lạp với khẩu hiệu “Châu Âu không có Hy Lạp cũng giống như đi dự tiệc mà không dùng thuốc kích thích”. – (Ảnh: AP)

Hãng tin Huffington Post đã đưa ra một số kịch bản có thể xảy ra nếu Hy Lạp vỡ nợ:

Rời khỏi Eurozone và quay lại với đồng drachma

Một trong những trở ngại chính cho chương trình hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp là Hy Lạp có nhiều khoản nợ lớn hơn phải trả trong tháng 7 tới. Trong khi đó, nước này đang cạn tiền. Nếu ECB không tiếp tục cho vay, họ sẽ phải rời Eurozone và tự phát hành đồng drachma như trước đây.

Những ngày gần đây, người dân Hy Lạp đã ồ ạt đi rút tiền do lo ngại hệ thống ngân hàng sụp đổ. Việc này đã khiến giới chức hôm nay phải áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn, gồm đóng cửa ngân hàng và thị trường chứng khoán, hạn chế rút tiền mặt và các giao dịch thanh toán ra nước ngoài.

Các chủ nợ châu Âu sẽ mất trắng tiền nếu để Hy Lạp ở lại Eurozone. 
– (Ảnh: AP)

Dù vậy, một số nhà kinh tế học nhận định, Hy Lạp sẽ có lợi ích dài hạn khi vỡ nợ và trở lại dùng đồng drachma. Họ cho rằng nước này có thể phá giá nội tệ và phục hồi tăng trưởng dựa trên xuất khẩu, cũng như khôi phục lại quỹ cho các chương trình phúc lợi. Dù vậy, họ cũng thừa nhận các chủ nợ châu Âu sẽ mất trắng tiền nếu để Hy Lạp ở lại Eurozone.

Vỡ nợ nhưng vẫn ở lại Eurozone

Dù Ngân hàng Trung ương Hy Lạp cảnh báo rằng nếu vỡ nợ, Hy Lạp sẽ phải rời khỏi Eurozone và Liên minh châu Âu (EU), điều đó không phải lúc nào cũng đúng.

Khi Hy Lạp vỡ nợ, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ phải quyết định xem có nên hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp cho các ngân hàng nước này hay không. Nếu ECB đồng ý cho Hy Lạp vay thêm tiền, các nhà băng có thể trụ lại được một thời gian nữa.

Theo Wall Street Journal (WSJ), với kịch bản này, Hy Lạp sẽ có thêm thời gian để đạt thỏa thuận cứu trợ, hoặc ít nhất cũng giảm thiểu được các hậu quả của việc vỡ nợ.

Rời Eurozone và dùng song song hai loại tiền tệ

Một viễn cảnh khác có khả năng xảy ra là Hy Lạp phát hành nội tệ song song với euro. Đồng drachma sẽ được dùng để trả lương cho người lao động, giúp Chính phủ có nhiều euro hơn để trả cho các chủ nợ nước ngoài. Việc này thực chất là Chính phủ "vay tiền" từ người lao động để trả nợ công.

Vấn đề là chính phủ Hy Lạp cần phải thuyết phục được người dân chấp nhận việc này. Hệ thống hai tiền tệ này là "thiên đường" ở Hy Lạp, nhưng sẽ không được chấp thuận rộng rãi như đồng euro.

Tuy nhiên, Bloomberg cảnh báo Việc phát hành quá nhiều nội tệ cũng có thể khiến đồng tiền này mất giá.

Không chỉ rời Eurozone mà còn phải từ bỏ EU

Hy Lạp có phải từ bỏ EU hay không vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ, theo cảnh báo của ngân hàng trung ương nước này. Trên Guardian, hồi giữa tháng 6, Chủ tịch Nghị viện EU Martin Schulz cho biết, rời Eurozone đồng nghĩa với việc Hy Lạp sẽ phải ra khỏi EU.

Tuy nhiên, trong hiệp ước của khối Liên minh châu Âu (EU) chưa có điều khoản nào quy định việc buộc một nước ra khỏi khối này. Hiện tại, hầu hết người dân Hy Lạp vẫn mong muốn ở lại./.