Chính sách thận trọng
Sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày 15-16/3, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định vẫn “án binh bất động” ở thời điểm này, tuy nhiên vẫn “để ngỏ” khả năng tăng lãi suất trong thời gian tới.
Một trong những nguyên nhân chính khiến FED trì hoãn tăng lãi suất USD là do sự thận trọng về sức khỏe nền kinh tế toàn cầu đang suy yếu. Mặc dù thị trường việc làm Mỹ phát đi những tín hiệu tích cực, song các quan chức FED vẫn lo ngại về những biến động trên thị trường toàn cầu trong bối cảnh các ngân hàng trung ương khác hoặc duy trì chính sách tiền tệ hoặc quyết định hạ lãi suất (như trường hợp của Ngân hàng Trung ương châu Âu - ECB).
Nhiều chuyên gia cho rằng việc mức lãi suất chủ chốt siêu thấp 0,25%-0,5% của Mỹ sẽ không duy trì được lâu. Giới đầu tư đặt cược khoảng 50% khả năng FED sẽ tăng lãi suất vào tháng 6 tới. Còn khảo sát của hãng tin Reuters cho thấy các nhà kinh tế dự đoán 60% khả năng Mỹ tăng lãi suất vào giữa năm nay.
Chủ tịch FED tuyên bố chưa nâng lãi suất tại thời điểm này. (Ảnh: New York Times) |
Khi Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) quyết định nâng lãi suất lần đầu tiên sau gần 1 thập kỷ vào cuối năm ngoái, giới quan sát dự đoán Mỹ sẽ tăng lãi suất thêm vài lần nữa trong năm 2016.
Mặc dù số lượng việc làm mới tăng khả quan song mức tăng lương của lao động vẫn còn khá chậm, mà FED thì kỳ vọng xu hướng tăng lương sẽ tạo điều kiện thúc đẩy lạm phát. Trong khi đó, áp lực giá dầu thấp đối với tỷ lệ lạm phát của nước này lại có ảnh hưởng mạnh và kéo dài hơn so với dự kiến của các quan chức Mỹ.
Trước tình hình kinh tế thế giới tăng trưởng chậm hơn dự kiến, nhất là ở Trung Quốc, các phát biểu của quan chức FED gần đây đều ngụ ý về một chính sách có phần “thận trọng” hơn.
Cũng tại cuộc họp này, FOMC sẽ công bố dự báo tăng trưởng, lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ, qua đó thể hiện quan điểm của các nhà hoạch định chính sách FED sau khi đưa ra một bức tranh đầy lạc quan hồi cuối năm ngoái.
Áp lực tăng lãi suất
Bà Janet L. Yellen - Chủ tịch FED cho biết, ngân hàng trung ương khá lạc quan về nền kinh tế Mỹ nhưng vẫn cần phải thận trọng trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu ẩm ảm đạm.
Sau khi FED không nâng lãi suất như dự đoán khoảng 1% so với thời điểm tăng gần nhất vào hồi tháng 12 năm ngoái, các quan chức FED vẫn kỳ vọng lãi suất sẽ tăng thêm ít nhất 0,5% trong năm nay.
Theo bà Yellen, FED kéo dài chiến dịch kích thích thị trường chủ yếu để làm hài lòng các nhà đầu tư. Chỉ số chứng khoán Standard & Poor 500 tăng vọt sau tuyên bố của FED, và đóng cửa với mức tăng 0,56% trong phiên giao dịch ngày 16/3.
Hiện chưa có dấu hiệu nào cụ thể cho biết các bước đi sắp tới của FED, nhưng giới phân tích cho rằng cơ quan này đang phải chịu nhiều sức ép trước khi tiến hành cuộc họp tiếp theo vào tháng 4 hoặc tháng 6 năm nay.
Bà Yellen đưa ra 2 lý do chính khiến FED phải tiến hành kế hoạch “đi đều bước” một cách đầy thận trọng, đó là: tăng trưởng của Mỹ không theo kịp nhiều quốc gia phát triển khác trên thế giới trong những năm gần đây; và nền kinh tế thế giới vốn đang suy yếu lại đang hứng chịu nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Ngoài ra, Chủ tịch FED cũng cho hay, các duy định chặt chẽ trên thị trường tài chính ở nhiều nước cũng đẩy lãi suất cho vay lên mức cao, gây sức ép đáng kể lên lãi suất của đồng USD.
Esther L. George, chủ tịch ngân hàng liên bang tại thành phố Kansas nhận định, FED sẽ tăng lãi suất thêm khoảng 0,25% trong tương lai gần khi các chỉ số kinh tế Mỹ lạc quan.
Nhiều quan chức FED dự đoán, cơ quan này sẽ đẩy lãi suất lên thêm 3% từ nay cho tới cuối năm 2018./.FED tiếp tục duy trì lãi suất ở mức 0,25-0,5%