Financial Times cho hay, Trung Quốc là quốc gia có mức chênh lệch thu nhập lớn nhất thế giới khi 1% người giàu nhất nước sở hữu tới 1/3 tài sản của quốc gia có số dân đông nhất thế giới này (trên 5 tỷ người), theo báo cáo của trường đại học Peking.

Báo cáo cũng cho thấy, 25% số người nghèo nhất Trung Quốc chỉ nắm trong tay 1% số tài sản của cả nước.

Hệ số Gini – thước đo sự bất bình đẳng thu nhập tại Trung Quốc - ở mức khá cao (0,49 vào năm 2012). Theo Ngân hàng Thế giới (WB), nếu hệ số Gini đạt 0,40 đã chạm mức cảnh báo về tình trạng bất bình đẳng thu nhập nghiêm trọng.

tq_gwha.jpg
Một người đàn ông đạp xe ngang qua cửa hàng bán đồ hiệu thời trang xa xỉ Gianni Versace ở Bắc Kinh, Trung Quốc

Trong số 25 quốc gia có số dân đông nhất thế giới mà WB khảo sát, chỉ có 2 quốc gia nghi nhận hệ số Gini cao hơn Trung Quốc, đó là Nam Phi (0,63) và Brazil (0,53). Trong khi đó, hệ số Gini của Mỹ chỉ dừng lại ở 0,41, còn của Đức là 0,3.

Kể từ những năm 1980, hệ số Gini của Trung Quốc tăng lên nhanh chóng, từ mức 0,3 lên đến 0,49. Giáo sư Zhou Xiaozheng ở trường đại học Renmin tại Bắc Kinh nhận định, bất bình đẳng thu nhập ở Trung Quốc sẽ gia tăng trong tương lai khi người giàu ngày càng giàu thêm còn người nghèo càng nghèo đi.

Theo danh sách tỷ phú do Hurun thống kê, năm 2015 Trung Quốc có 596 tỷ phú tiền đô, cao hơn nhiều so với Mỹ - nền kinh tế số 1 thế giới./.