Chốt phiên cuối tuần qua, trên sàn WTI, giá dầu thô giao trong tháng tăng 28 cent lên 88,01 USD/thùng. Giá dầu giao theo hợp đồng chạm mức 85,61 USD/thùng. Khối lượng của tất cả các kỳ hạn là 6,1% dưới mức trung bình 100 ngày. Mức tăng giá đã giảm 3,6% trong tuần này và thấp hơn so với 14% cùng thời điểm năm 2012.

Dầu Brent giao tháng 6 tăng 52 cent (tương đương 0,5%), và kết thúc phiên giao dịch tại 99,65 USD/thùng trên sàn ICE Futures. Khối lượng của tất cả các kỳ hạn giao dịch hôm 20/4 thấp hơn so với trung bình 100 ngày là 19%. Tính chung trong tuần, giá dầu Brent giảm 3,4%.

Trong tuần chứng kiến phiên giá dầu thô lao dốc xuống 86,68 USD/thùng, thấp nhất 4 tháng. Giá dầu Brent cũng lần đầu tiên xuống dưới 100 USD/thùng trong vòng 9 tháng. Chênh lệch giá dầu Brent và dầu thô WTI trong tuần có lúc thu hẹp nhất gần 15 tháng đạt 10,72 USD/thùng.

Giá dầu giảm do thông tin nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu tiêu thụ không cao. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) thông báo sản lượng dầu thô nước này trong tuần kết thúc ngày 12/4 tăng 0,4% lên 7,2 triệu thùng/ngày, cao nhất hơn 20 năm qua. Tăng trưởng kinh tế các nước tiêu thụ năng lượng lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU chậm lại hạn chế nhu cầu tiêu thụ trong tương lai.

Giá dầu phục hồi 2 ngày cuối tuần nhờ số liệu cho thấy giá đã giảm quá mạnh do nhà đầu tư bán tháo. Đồng USD giảm cũng đẩy giá hàng hóa đi lên

Theo dữ liệu của Bloomberg, giá dầu tăng mạnh sau 3 tuần hôm 19/4, sau khi chỉ số tương đối có độ bền 14 ngày đã giảm xuống dưới 30 ngày vào ngày 17/4, dấu hiệu này cho thấy thị trường đang dần hồi phục bởi các nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội từ thị trường dầu mỏ đang xuống thấp.

Chỉ số đồng euro đã tăng 0,6% so với đồng USD, làm tăng sự hấp dẫn của nguyên liệu giao dịch bằng đồng USD. Chỉ số Standard & Poor GSCI của 24 loại hàng hóa đã tăng 0,2 phần trăm.

Bên cạnh đó, các Quỹ Tiền tệ quốc tế hạ thấp dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2013 vào ngày 16/4. IMF dự đoán mức tăng trưởng toàn cầu là 3,3% trong năm nay, giảm so với 3,5%  theo ước tính trong tháng 1.

Cũng theo dự báo của IMF, mức tiêu thụ dầu mỏ của Mỹ đã giảm xuống 1,9% từ mức 2%, trong khi mức tiêu thụ của Trung Quốc cũng đã giảm xuống còn 8% từ mức 8,2%. Trước đó, Mỹ và Trung Quốc là những quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, chiếm tổng cộng 32% nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2011.

Cục Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết trong một báo cáo ngày 17/4, sản lượng dầu của Mỹ đạt trung bình 7,21 triệu thùng/ngày trong tuần trước, mức cao nhất kể từ tháng 7/1992.

Francisco Blanch - người đứng đầu thị trường New York về nghiên cứu hàng hóa của Bank of America cho biết, giá dầu Brent có thể giảm xuống dưới 95 USD/thùng trong thời gian ngắn nếu có các dấu hiệu của sự phục hồi kinh tế toàn cầu, và cũng có thể trượt trong khoảng 90 USD – 100 USD/thùng nếu tăng trưởng kinh tế thế giới suy yếu từ 3% - 4%./.