Về mỹ phẩm, L'Oreal, Chanel, Dior, Lancome (Pháp) chiếm 4 vị trí đứng đầu. Trong khi đó, xếp đầu hạng mục thời trang cũng là một thương hiệu đển từ Tây Ban Nha - Zara.Tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ những năm gần đây đã tạo điều kiện cho nhiều mặt hàng cao cấp đến gần hơn với nhóm khách hàng trung lưu đang lan rộng khắp châu Á.Nhiều thương hiệu có tiếng của châu Âu đã nhìn ra sức mua cải thiện trong thị trường châu Á và tìm cách biến khu vực này trở thành động lực tăng trưởng thay thế, thông qua chiến lược tiếp thị đặc thù.Những "người chơi" nội địa cũng sẵn sàng bước vào cuộc chiến tay đôi bảo vệ "sân nhà" và giành lấy trái tim, cũng như ví tiền của người tiêu dùng.Chẳng hạn, Samsung (Hàn Quốc) đứng đầu hạng mục thiết bị gia dụng, Sony (Nhật) thống trị mặt hàng TV và Canon (Nhật) được ưa chuộng nhất trong mảng máy ảnh kỹ thuật số. Ngay cả thời trang, thương hiệu Giordano (Hongkong) cũng xếp thứ 2 chỉ sau Zara.Đối tượng khảo sát của Nikkei Brand Survey 2014 từ 16-59 tuổi ở mỗi quốc gia Trung Quốc (Bắc Kinh - Thượng Hải), Ấn Độ (Delhi, Mumbai), Indonesia (Jakarta), Thái Lan (Bangkok), Việt Nam (Hà Nội) và Philippines (Manila). Họ sẽ đánh giá thương hiệu dựa trên nhận diện, hình ảnh và ý định mua. Khảo sát bao gồm các hạng mục: xe hơi (33 thương hiệu), điện thoại di động (20 thương hiệu), TV (12 thương hiệu), máy ảnh kỹ thuật số (10 thương hiệu), thiết bị Internet (26 thương hiệu), mỹ phẩm (27 thương hiệu), thời trang (9 thương hiệu), tủ lạnh/máy giặt (11 thương hiệu)./.
Dân châu Á khao khát thương hiệu nào nhất?
Khảo sát Nikkei Brand Survey 2014 tiến hành trên 1.800 người tiêu dùng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam về 148 thương hiệu.
Kết quả BMW trở thành thương hiệu ô tô đáng khao khát nhất tại châu Á, cùng với 5 đại diện khác của châu Âu góp mặt trong Top 10 của hạng mục xe hơi.
Theo Tuổi Trẻ