Đây là một phong tục mang nhiều ý nghĩa văn hóa, thể hiện sự trọng chữ nghĩa, trọng tri thức và cũng là mong muốn xin được câu chữ lấy may mắn, cầu một năm tài lộc, phúc thọ, an khang. Trước sự thành tâm của người xin chữ, các ông đồ tặng lại cái tâm, cái tài của mình qua mỗi nét chữ theo đúng ý nguyện của người xin chữ.
Ông đồ Trần Văn Sơn CLB Việt Tâm Bút Hà Nội |
Ông đồ Trần Văn Sơn CLB Việt Tâm Bút cho biết, người đi học thường xin chữ Đăng Khoa, người buôn bán, kinh doanh thường xin chữ Thuận, Hanh Thông, người đi làm thường xin chữ Đạt, xin cho gia đình thường là chữ Phúc, Lộc, Thọ, Tâm, An...
Ông đồ Phạm Hà Linh (CLB Bút Nam Chữ Việt) |
Ông đồ trẻ Phạm Hà Linh (CLB Bút Nam Chữ Việt) chia sẻ, người viết chữ khi trò chuyện sẽ quan sát tướng mạo, tính cách để tư vấn và cho chữ thích hợp với người xin chữ.
Dịp trước Tết năm nay, nhiều người tới Hồ Văn xin chữ để mang về quê. Người mong muốn gia đạo hạnh phúc thường xin chữ Phúc, Bình An, Thuận Hòa, người xin chữ Tài, Lộc để công việc tốt đẹp, người xin chữ Hiếu, An Khang để tặng ông bà, cha mẹ. Có người xin cả đôi câu đối hay câu thơ chúc thọ ông bà, cha mẹ. Học sinh, sinh viên thường xin những chữ thiên về trí tuệ, học hành như Minh, Tuệ, Học, Tài, Trí...
Một số câu đối để treo ở cửa nhà hoặc trên bàn thờ: