Ông Bùi Minh Tăng - Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cảnh báo: Diễn biến mới nhất của bão số 14 không chỉ đe dọa vùng biển mà còn đất liền ở miền Trung mà còn đe dọa các tỉnh đồng bằng, miền núi phía Bắc. Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn ông Bùi Minh Tăng về diễn biến mới nhất của cơn bão này.

PV: Thưa ông, trong ngày hôm nay bão số 14 sẽ có diễn biến mới như thế nào?

Ông Bùi Minh Tăng:  So với nhận định về cơn bão này trước đó thì bão không đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi nhưng diện ảnh hưởng ra phía Bắc sẽ rất rộng.

Như vậy, sức tàn phá của nó sẽ giảm so với dự báo như ban đầu là hướng trực diện vào đất liền các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi.

tang.jpg
Ông Bùi Minh Tăng

Nếu áp sát vào các tỉnh của Khu 5 và Bắc Trung Bộ thì cường độ bão mặc dù còn mạnh nhưng đã suy giảm đi một vài cấp và sức tàn phá cũng giảm hơn so với hướng di chuyển trực diện vào các tỉnh Khu 5.

Với diễn biến như vậy, các tỉnh ven biển phải đề phòng khi bão đổ bộ cường độ rất mạnh cụ thể từ các tỉnh Phú Yên cho đến Quảng Nam đề phòng gió cấp 7 đến cấp 9 và giật cấp 10 đến cấp 12.

Còn các tỉnh trực diện khi bão áo sát cụ thể từ Đà Nẵng đến Hà Tĩnh đề phòng gió mạnh từ cấp 9 đến cấp 12 thậm chí có thời điểm lên tới cấp 13 giật 14, cấp 15.

Các tỉnh từ Thanh Hóa và Nghệ An đề phòng gió bão mạnh cấp 6 đến cấp 8 và giật cấp 9 cho đến cấp 11.

Với diễn biến này, toàn bộ vịnh Bắc Bộ kết hợp cả hoàn lưu cơn bão số 14 và gió mùa Đông Bắc tăng cường xuống vào ngày 10/11, toàn bộ các tỉnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6, cấp 7 trở lên.

Đặc biệt dưới vĩ tuyến 20 có gió cấp 8, cấp 9 giật tới cấp 10, 11 biển động rất mạnh rất nguy hiểm đối với tàu thuyền hoạt động trên biển.

Về tình hình mưa trên bờ thì ngoài các khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp dự báo mấy ngày qua bây giờ xuất hiện diễn biến mới.

Tàn dư bão sẽ đi vào vịnh Bắc Bộ và gây ra đợt mưa lớn bao trùm toàn bộ khu vực Bắc Bộ.

Mưa bắt đầu từ trưa, chiều ngày 10/11 có thể kéo dài tới ngày 11/11, thậm chí có một số nơi kéo dài đến ngày 12/11.

Dự kiến lượng mưa nơi thấp nhất cũng phải trên dưới 100 mm nơi nhiều phải lên tới 300mm một số nơi mưa lớn có thể lên tới 400 đến 500mm.

Với lượng mưa như vậy lũ trên các sông có thể lên nhanh, vùng núi đề phòng lũ quét sạt lở đất, các hồ chứa cần theo dõi sát điều hành tránh ngập úng cho vùng hạ du

PV: Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, công tác ứng phó mưa lớn của bão phải hoàn thành trước thời điểm nào thưa ông?

Ông Bùi Minh Tăng:Với tốc độ di chuyển của bão, chỉ sáng sớm ngày mai các tỉnh ven bờ Bình Định cho dến Đà Nẵng cảm nhận gió mạnh.

Vì thế tôi cho rằng công tác chuẩn bị hoàn thành trước tối ngày mai hoàn thành. Chúng ta chủ động rà soát sơ tán dân trước khi có mưa hoặc có mưa to đến cho nên công tác di dân phải hoàn thành trước trưa mai.

PV: Xin cảm ơn ông!./.