dien_thoai_co_inh_llwi.jpg
Ảnh minh họa.
Kế hoạch chuyển đổi mã vùng là một bước trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch kho số viễn thông và để phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo đó, công việc này sẽ được tiến hành qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 bắt đầu từ 11/2/2017, sẽ chuyển đổi mã vùng của 13 tỉnh, thành phố là: Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên, Yên Bái, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Giai đoạn 2 từ 15/4/2017, sẽ chuyển đổi mã vùng của 23 tỉnh, thành phố là Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng.
Giai đoạn 3 từ 17/6/2017, sẽ chuyển đổi mã vùng của 23 tỉnh, thành phố là: TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Vĩnh Long, Bình Phước, Long An, Tiền Giang, Bình Dương, Bến Tre, Tây Ninh, Đồng Tháp. Riêng mã vùng của 4 tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Giang giữ nguyên. Việc chuyển đổi mã vùng không ảnh hưởng đến số thuê bao, nghĩa là khi thực hiện cuộc gọi nội hạt sẽ không có gì thay đổi. Dự kiến kế hoạch chuyển đổi mã vùng sẽ kết thúc vào ngày 31/8/2017.
Trong những năm qua do việc chia tách và hợp nhất tỉnh, thành phố, độ dài mã vùng của Việt Nam không nhất quán, tỉnh thì có mã vùng dài 3 chữ số, tỉnh khác lại chỉ có 1 hoặc 2 chữ số nên khi gọi đường dài trong nước hoặc gọi từ mạng di động đến số cố định dễ gây nhầm lẫn. Việc chuyển đổi mã vùng đảm bảo kho số viễn thông được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với sự phát triển của thị trường, công nghệ.../.