Tại cuộc họp mới đây, Sở GTVT Hà Nội cho hay, vào giờ cao điểm, Hà Nội có 23 điểm thường xuyên ùn tắc, đặc biệt là ở các đường nằm trên 2 tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội, hai tuyến hầm chui Thanh Xuân, nút giao Trung Hòa. Xác định nguyên nhân ùn tắc tại các khu vực này là do lưu lượng phương tiện giao thông đông, nhiều đoạn bị rào chắn để thi công khiến diện tích lòng đường bị thu hẹp.

Trong ngày 26/10, tại đường Xuân Thủy (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội), Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội đã cho công nhân tháo dỡ những “lô cốt” tại đường Xuân Thủy sau khi có ý kiến chỉ đạo của Sở GTVT TP.Hà Nội. Đồng thời, Sở GTVT cũng đã có phương án xén vỉa hè, mở rộng diện tích mặt đường trên một số tuyến phố.

thao_do_zbnh.jpg
Công nhân đang tháo dỡ rào chắn trên đường Xuân Thủy.

Tại cuộc họp mới đây, Sở GTVT Hà Nội cho hay, vào giờ cao điểm, Hà Nội có 23 điểm thường xuyên ùn tắc, đặc biệt là ở các đường nằm trên 2 tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội, hai tuyến hầm chui Thanh Xuân, nút giao Trung Hòa. Xác định nguyên nhân ùn tắc tại các khu vực này là do lưu lượng phương tiện giao thông đông, nhiều đoạn bị rào chắn để thi công khiến diện tích lòng đường bị thu hẹp.

Trong ngày 26/10, tại đường Xuân Thủy (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội), Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội đã cho công nhân tháo dỡ những “lô cốt” tại đường Xuân Thủy sau khi có ý kiến chỉ đạo của Sở GTVT TP.Hà Nội. Đồng thời, Sở GTVT cũng đã có phương án xén vỉa hè, mở rộng diện tích mặt đường trên một số tuyến phố.

Ngoài việc tháo dỡ rào chắn và xén mở vỉa hè, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cũng đề nghị phương án giảm tần suất xe buýt đi qua 2 tuyến đường hướng tâm Nguyễn Trãi và Xuân Thủy - Cầu Giấy. Việc này nhằm giảm tình trạng ùn tắc cục bộ mỗi khi xe buýt dừng đón trả khách trên các tuyến phố dày đặc “lô cốt” đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, ga Hà Nội - Nhổn./.