ld1_ezal.jpg
Dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, nghệ nhân Vương Thế Cường ở làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) tập trung sản xuất loại lợn đất dát vàng.
Công đoạn dát vàng do thợ tay nghề cao của làng Kiêu Kỵ (Gia Lâm) thực hiện. Bốn chữ trên thân lợn là "Tích Phúc Vô Cương" theo kiểu ấn đền Trần. Lợn đất thành phẩm có giá bán 99 triệu đồng.
Nguyên liệu chính để làm lợn đất là loại đất trắng lấy từ Nam Định, sa thạch ở núi Chí Linh (tỉnh Hải Dương), đền Hùng (tỉnh Phú Thọ). "Tôi trộn các vật liệu này theo công thức gia truyền", ông Cường nói.
Nguyên liệu được đổ vào khuôn trong vòng một tuần trước khi cho vào lò nung. Có hai công đoạn ông Cường giữ bí mật gia truyền là nung và tráng lớp sơn lên bề mặt lợn. 
Hoa văn trang trí trên mình lợn đất chủ yếu là mây trời và được người thợ vẽ thủ công.
Sau lần nung thứ nhất, lợn đất được bỏ ra ngoài phơi nắng nhiều ngày trước khi bước vào công đoạn tiếp theo.
"Muốn dát được vàng lên mình lợn lâu bền, không bị bong tróc thì trước tiên phải tráng men sau đó nung nóng sáp nến rồi bôi một lớp lên bề mặt thân lợn", ông Cường chia sẻ.
Lợn đất thành phẩm ra lò sau lần nung thứ hai.

Hàng năm ông Cường đều sản xuất linh vật bằng đất để bán dịp Tết. "Năm nay là năm con lợn, bình thường mọi người đã thích sắm lợn đất, năm nay tôi hy vọng mặt hàng này sẽ đắt khách hơn", ông Cường nói.