vov_ong_10_beym.jpg
Mặc dù nghề này không phổ biến nhưng có thể giúp bà con nơi đây có nguồn thu hơn trăm triệu đồng mỗi vụ. Chính vụ thu hoạch ong hàng năm kéo dài trong suốt mùa khô. Để có được loại mật nổi tiếng gần xa như hiện nay, những thợ nghề nơi đất rừng U Minh hạ phải đầu tư khá kỳ công.
Nghề gác kèo ong là nghề cha truyền con nối trong đất rừng U Minh hạ.
 Những tán rừng tràm trong đất rừng U Minh hạ chính là nơi lý tưởng nhất để ong mật sinh trưởng, phát triển và cũng là mảnh đất "vàng" của nghề gác kèo ong.
Để vào được khu rừng gác kèo ong phải đi qua nhiều đoạn đường sông, phải lội nước rất khó khăn.

Chính vụ thu hoạch ong của người dân Cà Mau bắt đầu vào tháng 10 (âm lịch) và kết thúc vào cuối mùa khô hàng năm.
Đây là một nghề đặc trưng và không phổ biến tại Cà Mau nên nhiều du khách về với mảnh đất này vẫn thấy rất tò mò và muốn một lần trải nghiệm.
Ong mật nơi đây rất hung dữ, những người đi bắt ong và những người đi theo cần được bảo vệ bằng lưới che.
Một trong những dụng cụ cần thiết để bắt ong là bùi nhùi để tạo khói đuổi ong đi trước khi lấy mật.
Một ổ ong mật gồm hai phần chính là mật và sáp ong.
Mật ong được thợ nghề gác kèo lấy toàn bộ, nhưng sáp ong thì được chừa lại một phần để ong tiếp tục làm tổ và hút mật về.
Mỗi kèo có ong làm tổ, có thể giúp người dân nơi đây thu hoạch từ 3 - 5 lít mật mỗi vụ.
Đường rút lui khi đã lấy mật xong cũng rất khó khăn và cần được các thợ nghề yểm trợ.
Theo chân thợ nghề ăn ong là một trải nghiệm thú vị.
 Việc dập tắt bùi nhùi cũng được chú trọng, đây là vì trách nhiệm với tán rừng thân thương mà nhiều thế hệ ông cha họ đã gắn bó. Mật ong chính gốc được người dân bán tại nhà với giá 400.000 đồng/lít.