Trong những năm gần đây, một số địa phương trong cả nước đã có động thái “quay lưng” với các trường ĐH Dân lập và hệ đào tạo không chính quy-hệ đào tạo vừa học vừa làm (Tại chức), văn bằng 2 theo hình thức vừa học vừa làm. Động thái được thể hiện rõ như có tỉnh, thành không tuyển chọn công chức tốt nghiệp một số trường Dân lập hoặc hệ đào tạo Tại chức vào làm việc tại các cơ quan Nhà nước. Nhiều tỉnh, thành đưa ra quy định thi tuyển công chức của phải là người có bằng tốt nghiệp đại học (ĐH) hệ chính quy trở lên.
Trước thực trạng này, hiện có rất nhiều người dân băn khoăn về tương lai của những hệ đào tạo Tại chức và cũng như những biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục ĐH trong thời gian tới.
Phóng viên VOV online ghi lại cuộc trả lời phỏng vấn báo chí của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga.
Trong mùa tuyển sinh năm nay, sẽ có sự thay đổi đối với hệ đào tạo không chính quy |
Tuy nhiên, trên thực tế, trong thời gian qua, việc đào tạo những hệ trên chưa đạt chuẩn, chất lượng giáo dục không đảm bảo nên đã có một số địa phương “quay lưng” tuyển dụng những người tốt nghiệp một nghề đào tạo nào đó thuộc những hệ trên.
Để xảy ra tình trạng trên cũng có một phần trách nhiệm của Bộ GD-ĐT như không siết chặt việc đào tạo, tuyển sinh. Nhằm khắc phục tình trạng này, Bộ GD-ĐT đang có những điều chỉnh như thay đổi những văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo hệ giáo dục liên thông, Tại chức, văn bằng 2… Cụ thể như, bắt đầu từ năm 2013, Bộ GD-ĐT sẽ giảm chỉ tiêu đào tạo vừa học vừa làm (hệ Tại chức), văn bằng 2; đào tạo liên thông chính quy. Theo đó, chỉ tiêu đào tạo hệ Tại chức, văn bằng 2 theo hình thức vừa học vừa làm còn 50% tổng chỉ tiêu đào tạo. Chỉ tiêu đào tạo liên thông chính quy nằm trong tổng chỉ tiêu đào tạo chính quy mà không vượt quá 20% tổng chỉ tiêu đào tạo chính quy do nhà trường xác định theo quy định.
Việc điều chỉnh này nhằm hướng tới việc đào tạo không chính quy phải ngang bằng với đào tạo chính quy và để các trường chú trọng chất lượng đào tạo. Tôi hy vọng rằng, khi đã thực hiện được điều này thì xã hội sẽ không “quay lưng” với hệ đào tạo không chính quy đâu.
|
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga |
Năm 2013 là năm đầu tiên thực hiện Luật Giáo dục ĐH. Trong Luật quy định rõ, Bộ GD-ĐT sẽ giao quyền quyền tự chủ để các trường phát huy năng lực sáng tạo cũng như trách nhiệm nâng cao chất lượng giáo dục của mình.
Song song với việc giao quyền tự chủ, Bộ sẽ tăng cường công công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc đào tạo, tuyển sinh và đảm bảo chất lượng giáo dục của từng các trường ĐH, CĐ. Theo đó, Bộ GD-ĐT sẽ kiểm tra sát sao việc thành lập trường, mở mã ngành đào tạo, liên kết trong giáo dục của các trường ĐH, CĐ. Những cơ sở giáo dục nào không đáp ứng được những yêu cầu của Bộ GD-ĐT đề ra, tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt như: khống chế chỉ tiêu tuyển sinh, cho dừng tuyển sinh hoặc ngừng mở mã ngành. Trường nào không đáp ứng được chất lượng đào tạo cũng như cam kết về cơ sở vật chất, Bộ sẽ cho trường đó giải thể.