Hơn 40 năm đã qua kể từ ngày đất nước được thống nhất, non sông quy về một mối, những đứa trẻ sinh ra trong chiến tranh đủ trưởng thành để cảm nhận được hạnh phúc khi sống trong hòa bình.

giai_phong_mien_nam_rvko.jpg
Ngày giải phóng miền Nam (nh Tư liệu).

Câu chuyện của những người con thời hậu chiến thêm một lần khẳng định giá trị của độc lập, tự do mà cha ông ta đã đổi bằng xương máu.

Hàng chục năm sau ngày mẹ mất, chị Lê Thị Mỹ Linh, ở ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu vẫn không chịu nổi khi nghe ai đó nhắc lại về cái chết anh hùng của mẹ, liệt sĩ Nguyễn Thị Tư.

10 tháng tuổi, chị đã bị địch giằng khỏi bầu vú mẹ. Chiến tranh, đối với chị, là hình ảnh làng quê xơ xác; cha đi kháng chiến biền biệt, là cái chết của mẹ; là tương lai mịt mờ của những đứa trẻ không được đến trường, không có tổ ấm để nuôi dưỡng những ước mơ tuổi thơ. Nó khác biệt hoàn toàn với cuộc đời của 2 con chị hôm nay. Các con chị đều được đến trường, sống trong an bình, trong vòng tay yê u thương của cha mẹ.

Chị Linh cho biết, cũng đã sắp đến ngày giỗ mẹ chị năm nay: “Ở Trung 1 B bây giờ tiến bộ lắm, ấp thì văn hóa hết rồi, dân bây giờ cũng đỡ hết trơn rồi, đường sá bây giờ dễ dàng qua lại, đường lộ hết. Giỗ mẹ vậy em cũng vái mẹ phù hộ cho con cái mạnh giỏi, em cũng cố lo cho con cái mình học thành tài.”

Anh Hồ Thanh Tâm (tên thường gọi là Bé Hon) ở khu vực Thới Bình, phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ có ông nội là liệt sĩ Hồ Văn Quảng và cha là quân nhân phía “Việt Nam Cộng hòa” chết trong chiến tranh. Tất cả đều đau khổ, mất mát; cha con ở hai đầu chiến tuyến.

Ở miền Trung và Nam bộ, nhiều gia đình khác cũng cùng lúc có người thân ở hai bờ chiến tuyến như gia đình anh Bé Hon. 

Những ngày đầu giải phóng, gia đình anh Bé Hon gặp không ít khó khăn với cảnh mẹ góa nuôi con; không được học hành.

Với chính sách hoà hợp, hoà giải dân tộc của Đảng, Nhà nước, anh và gia đình đã vươn lên khẳng định mình. Bà con Thới An Đông rất khâm phục vợ chồng nông dân Bé Hon.

Anh chị siêng năng, tần tảo, nuôi hai con ăn học đến nơi tới chốn.

Anh tự hào kể về những đứa con của mình: “Thằng con trai lớn năm nay ra trường, học cao đẳng nghề, ngành công nghệ thông tin. Học cũng giỏi lắm, 3 năm đều có học bổng của trường cho luôn. Đứa nhỏ mới 7 tuổi à. Ngày trước chiến tranh khổ sở lắm đi lặn lội không à, không đủ trường để mà học nữa. Bây giờ nhà nước người ta lo đủ mọi điều kiện để cho con em mình đi học được. Bây giờ phải sướng hơn hồi đó rồi.”

Hơn 40 năm đã trôi qua kể từ ngày hoàn toàn giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những người con sinh ra trong chiến tranh đã trưởng thành và đang dưỡng dục một thế hệ công dân mới với điều kiện sống không ngừng được cải thiện; trong môi trường hoà bình, dưới mái ấm của một Việt Nam thống nhất, hoà hợp và đoàn kết. Hạnh phúc bình dị ấy đã không thể nào có được trong những năm tháng chiến tranh./.