Trong cơn lốc “lịch sử” vừa qua, Hà Nội chịu thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản. Đã có người chết và hàng nghìn cây xanh, nhiều cột điện, mái nhà, bảng, biển hiệu… bị gãy, đổ.

Lượng cây xanh đổ, bật gốc do bộ dễ yếu, không chịu được sức gió lớn trong cơn lốc. Lượng cây gãy ngang thâng, gãy cành không nhiều.

Từ thực tế đó, cần có một giải pháp giúp cho cây tồn tại, phát triển bền vững để chống chọi được với những cơn gió, bão, lốc như vừa qua tránh thiệt hại về người và của. Giải pháp phải đáp ứng để giải quyết cho cả những cây đang tồn tại và những cây trồng mới trong thời gian tới. Song song với nó là các giải pháp cắt tỉa những cành cây sâu, mục, chăm sóc, bảo dưỡng cây thường xuyên để cây luôn phát triển khỏe mạnh.

Đối với cây trồng mới, phải có quy trình ươm cây, vườn ươm cây đô thị bài bản, đúng quy trình để tạo ra những cây xanh phù hợp về chủng loại và phát triển lớn mạnh trong môi trường đô thị.

Giải pháp “Bộ rễ nhân tạo”

Ép 4 cọc BTCT kích thước khoảng 20cm x20cm, dài 5m .Cọc có thể ép thẳng đứng hoặc ép xiên. Những cọc này là đỉnh của hình vuông (hoặc chữ nhật) bao quanh gốc cây ở kích thước phù hợp. Khóa cứng 4 cọc BTCT bằng 1 khung BTCT kích thước rộng khoảng 20cm, cao khoảng 30cm Kích thước, kết cấu của “bộ rễ nhân tạo” phải được tính toán và điều chỉnh (có thể được nâng cao hơn mặt đất) đảm bảo yếu tố kỹ thuật, kinh tế, thẩm mỹ. Xung quanh gốc cây trồng cây, hoa trang trí tạo yếu tố thẩm mỹ.

re_cay_nhan_tao_3_gofg.jpg
Bộ rễ nhân tạo sẽ giúp bảo vệ cây bớt nguy cơ bị đổ

Ưu điểm của “Bộ rễ nhân tạo” là rất bền, chắc chắn, an toàn, dễ dàng thi công nhanh chóng với chi phí khá thấp. Mặt khác, “bộ rễ” này cũng không chiếm nhiều diện tích trong lòng đất làm ảnh hưởng đến hệ thống công trình ngầm đô thị hiện hữu.

Tuy nhiên, để triển khai giải pháp, phải tính toán cẩn thận các yếu tố tải trọng, tác động gây lật cho cây theo các tiêu chuẩn chuyên ngành phù hợp. Công trình ngầm xung quanh gốc cây cũng phải khảo sát kỹ tránh gây hại trong quá trình thi công.

Cây đô thị không thể chặt bỏ hết mà phải tồn tại và phát triển. Vấn đề ở chỗ phải có giải pháp phù hợp để sự tồn tại phát triển đó bền vững. Hy vọng giải pháp này sẽ hữu ích để chính quyền các thành phố trong vùng bão, lũ, giông, lốc tham khảo, triển khai đem lại “cuộc sống xanh” cho đô thị.

Mô hình rễ cây nhân tạo
Xung quanh gốc cây sẽ được trang trí mềm mại