Đây chính là câu hỏi trọng tâm trong 2 cuộc hội nghị mới đây ở Dublin (Ireland): Liệu đất và nước trên thế giới này còn có khả năng nuôi sống 9 tỷ người hay không?
Đến năm 2050 dân số thế giới sẽ nhiều hơn hiện tại 2 tỷ người mà theo dự tính của Uno (Chương trình lương thực thế giới), sự tăng trưởng dân số lại chủ yếu xảy ra ở các nước đang phát triển. Riêng ở châu Phi, dân số từ 1 tỷ sẽ lên tới 3,7 tỷ; tăng gấp 3 lần theo tính toán. Các nhà khoa học dự hội nghị đã gióng lên tiếng chuông báo động về an ninh lương thực.
Bối cảnh hạn hán đã nhìn thấy trước: Hàng triệu người ở châu Phi và châu Á sẽ nghèo đi bởi giá lương thực đến năm 2050 sẽ tăng gấp đôi. Nguyên nhân gây ra sự đe dọa ngày càng lớn này là sự biến đổi khí hậu. Sự nóng lên của trái đất sẽ dẫn tới sự thái quá trung hạn về nhiệt độ, lũ lụt và hạn hán- gây ảnh hưởng lớn tới sản lượng lương thực.
Hậu quả: Con người sẽ gặp nạn đói nhiều hơn là họ đã gặp (đặc biệt là ở châu Phi). Hiện tại, theo
„Sản lượng lương thực- thực phẩm đến năm 2050 phải tăng 60%“
Năm 2011, một chuyên khảo ở Mỹ cho thấy rằng: Mặc dù sản lượng lúa mỳ, ngô, gạo và đậu tương giai đoạn 1980-2008 tăng cao, tuy vậy vẫn thấp hơn nếu giả sử không có sự nóng lên của trái đất. Andy Jarvis- nhà khoa học thuộc nhóm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp CGIAR đã cảnh báo từ trước: “nếu nhiệt độ thay đổi đạt 2 độ C thì sẽ gây tai họa cho ngành nông nghiệp toàn cầu và có ảnh hưởng nặng nề đến nỗi, không chắc xã hội còn được cung cấp đủ thức ăn“.
Ngay trong các nước công nghiệp, ngành nông nghiệp cũng phải chuẩn bị tốt cho tình huống khí hậu thái quá và mất mùa. Mới đây một ủy ban gồm 60 nhà khoa học theo đơn đặt hàng của bộ thương mại Mỹ đã cho ra một đánh giá dài 400 trang về bối cảnh lương thực xảy ra trong tương lai gần.
Nội trong 3 thập kỷ sắp đến, Mỹ ( hiện tại cung cấp ngô, đỗ tương chiếm 40% sản lượng thế giới), phải tính đến sự thất thu lớn do hạn hán, bão và những thiên tai khác. Mới năm ngoái đây, nạn hạn hán lịch sử ở Mỹ đã góp phần gây ra khủng hoảng lương thực toàn cầu. Bên cạnh Mỹ, nông nghiệp ở Nga, Ukraine, Canada và Australia cũng phải đối mặt với những sự thất thu nghiêm trọng như vậy.
Jose’ Graziano da Silvia, nhà lãnh đạo tổ chức Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc (FAO) cho rằng: „Với công nghệ ứng dụng ngày nay có thể nuôi đủ 10 tỷ người“. Tuy nhiên tỷ lệ ứng dụng cao nhất công nghệ hiện đại mới đạt 20%, như ứng dụng giống tốt hơn. Nếu con người biết tận dụng tất cả các khả năng thì trong tương lai còn có thể nuôi đủ 13 tỷ người. Đầu tiên người ta phải phát triển các phương pháp thân thiện với môi trường và triệt để tiết kiệm. „Hiện nay 1/3 số lượng sản phẩm bị mất hoặc bị vứt bỏ, tương đương khoảng 1,3 tỷ tấn thức ăn trong một năm, đó là một sự lãng phí khổng lồ“.
„Thế giới không còn nhiều thời gian“. Jose’ Graziano da Silvia hối thúc: „Chúng ta phải hành động gấp, để bảo vệ những dân nghèo trên thế giới“./.