Tại diễn đàn chính sách“Thực trạng và giải pháp ngăn ngừa, ứng phó với bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam”do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam tổ chức sáng 25/11, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Trọng Đàm khẳng định: Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái vẫn tiếp tục tồn tại như một trong các vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất, có hệ thống và phổ biến trên thế giới. Đó là mối đe dọa cho tất cả phụ nữ và là một trở ngại cho những nỗ lực để thúc đẩy phát triển, gìn giữ hòa bình và bình đẳng trong mọi xã hội.

bao_luc_td_ebdy.jpg
Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm phát biểu tại diễn đàn

Theo các nghiên cứu của quốc tế và ở Việt Nam chỉ ra rằng:35% phụ nữ và trẻ em gái trên toàn cầutừngtrải nghiệm một hình thức bạo lực về thể chất và tình dục trong cuộc đời của họ,có tới7/10phụ nữ phải đối mặt với tình trạng lạm dụng này ở một số nước. Ước tínhcó tới 30 triệu trẻ em gái dưới 15 tuổi vẫn có nguy cơbị ảnh hưởng bởi hủ tục cắt bỏ cơ quan sinh dục,hơn 130 triệu trẻ em gái và phụ nữ đãtừngtrải quahủtụcnàytrên toàn thế giới.

Trên thế giới, hơn 700 triệu phụ nữcònsống đã kết hôn khi còn nhỏ, 250 triệu người trong số đó đã kết hôn trước tuổi 15. Những cô gái kết hôn trước tuổi 18 ít có khả năng để hoàn thànhviệc học tậpcủamìnhđồng thời cónhiềunguy cơ bịbạo lực gia đìnhvà nhữngbiến chứng khi sinh con.

Ở Việt Nam, nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ công bố năm 2010 cho thấy, 34% phụ nữ đã từng kết hôn cho biết họ đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục, 58% phụ nữ chịu ít nhất một trong 3 dạng bạo lực về thể xác, tình dục hoặc tinh thần ít nhất một lần trong đời.

Trong thông điệp hưởng ứng ngày 25/11, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đã từng nhấn mạnh “Chúng ta phải lên án mọi hành vi bạo lực, thiết lập sự bình đẳng trong công việc, trongcuộc sốnggia đìnhvà thay đổi cáctrảinghiệm hàng ngày của phụ nữ và trẻ em gái.

Theo Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Trọng Đàm, đối với Việt Nam, việc bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền của phụ nữ và thực thi bình đẳng giới đã được khẳng định trong Hiến pháp, hệ thống pháp luật. Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam đang diễn ra dưới nhiều hình thức và ở nhiều môi trường khác nhau, từ trong gia đình tới cộng đồng và xã hội.

Tuy nhiên, phụ nữ gặp khó khăn hơn khi tiết lộ những trải nghiệm bạo lực tình dục so với những trải nghiệm bạo lực thể xác. Tương tự, việc nói về bạo lực tình dục trong hôn nhân được xem như một chủ đề không phù hợp. Các quan niệm về văn hóa truyền thống đã góp phần làm cho tình trạng bạo lực gia tăng, song lại vẫn ở trong bóng tối, ít được đề cập tới và phụ nữ vẫn tiếp tục là nạn nhân của tình trạng này.

Bà Trần Thị Bích Loan, Phó Vụ trưởng Vụ bình đẳng giới (Bộ LĐTBXH) đề xuất cần đẩy mạnh truyền thông về bạo lực tình dục; nạn nhân cần biết được hành vi nào được coi là bạo lực tình dục để tự phòng tránh. Ngành Lao động đưa vào thí điểm Trung tâm giải quyết khủng hoảng hỗ trợ nạn nhân bị bạo hành trên cơ sở giới, trong đó có bạo lực tình dục; đưa vào hoạt động đường dây nóng tư vấn và tiếp nhận thông tin về bạo lực tình dục./.