Đọc truyện ngắn của Nguyễn Thu Hằng, cứ liên tưởng tới các câu nói của các cụ: Câu “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” Hay câu “Học ăn học nói học gói học mở”. Cũng bối cảnh ấy, nguồn cơn câu chuyện ấy, từng ấy nhân vật, vào tay người viết khác có khi gỡ mãi cũng chẳng ra mối, có khi càng thêm loanh quanh, rối rắm.

Chiếu vào các tình huống oái oăm trong truyện “Mùa xuân trên đồng làng”, nếu người viết không phải là Nguyễn Thu Hằng, dễ có nhân vật đã bị “trảm”. Thế nhưng kết cục, chẳng ai phải chết. Dù có nước mắt, ngậm ngùi, cay đắng và nhân vật gặp tai nạn phải cưa mất một chân, nhưng bao trùm lên tất cả vẫn là tình quê, tình cảm gia đình ấm áp. Tác giả không cần phải cố gắng để tạo dựng không khí ấy. Chị chậm rãi gỡ từng nút thắt, bằng sự nhẫn nại của một người viết biết để chi tiết cất lời.../.