Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC - Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) tổ chức chương trình nghệ thuậtĐêm nghe hát đò đưa nhớ Bác ngay tại Quảng trường Hồ Chí Minh (TP Vinh, Nghệ An) vào tối 10/6 và truyền hình trực tiếp trên sóng VTC1. Đây là hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm quê lần thứ nhất (16/6/1957-16/6/2017).
Rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng sẽ tham gia trình diễn trong đêm nhạc như: NSND Thanh Hoa, Trọng Tấn, Việt Hoàn, Phạm Thu Hà, Vũ Thắng Lợi, Tân Nhàn, Thành Lê, Đăng Thuật, Bùi Lê Mận, Nhóm Con gái...Trong đó, NSND Thanh Hoa sẽ trình diễn ca khúc Nhớ ngày Bác về thăm quê - sáng tác chưa từng được công bố của nhạc sĩ Phan Lạc Hoa.
Nhân dịp này, giọng caTàu anh qua núi đã có cuộc trò chuyện với phóng viênVTC News:
Trong nền âm nhạc Việt Nam, có rất nhiều sáng tác về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Gần như những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của dòng nhạc chính thống trong sự nghiệp sáng tác của họ đều có một ca khúc viết về Người.
Riêng với nhạc sĩ Phan Lạc Hoa, ông là người từng gắn bó với tôi trong cuộc sống riêng. Ông là người chắp cánh cho tên tuổi của tôi đến với khán giả. Tôi cũng là người thể hiện gần như 80% những sáng tác của ông. Mặc dù đã quá quen thuộc như vậy nhưng tôi vẫn rất xúc động khi được thể hiện thêm một sáng tác của ông trong một đêm nhạc lớn và có ý nghĩa như Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác.
Tôi rất thích bàiNhớ ngày Bác về thăm quê vì ca khúc mang âm hưởng dân ca ngọt ngào. Hình ảnh Người trong lúc về thăm quê rất giản dị. Thông qua biểu tượng bông sen, chúng ta thấy được sự thanh tao, gần gũi của Bác Hồ.
Khán giả nghe sẽ thấy một Phan Lạc Hoa rất mới trong ca khúc này. Ông đã chắt chiu từng câu chữ để sáng tác nên bài ca ngợi Bác.
Đúng là chúng ta có rất nhiều ca khúc viết về Bác Hồ để lại dấu ấn trong lòng khán. Bản thân tôi cũng đã trình diễn rất nhiều những ca khúc viết về Người. Vì thế, khi Nhớ ngày Bác về thăm quê được trình diễn trên sân khấu chương trình nghệ thuật Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác, chắc hẳn trong lòng nhiều khán giả sẽ có sự so sánh.
Tuy vậy, với tôi, đây không phải là áp lực. Mỗi bài hát có một cái hay riêng. Chúng ta không nên so sánh giữa tác phẩm này với tác phẩm khác. Khán giả nghe để thấy được sự trân trọng, sự kính yêu của mỗi nhạc sĩ, nghệ sĩ dành cho Bác.
Khi thu nhập của người nghệ sĩ nói chung được nâng cao thì chứng tỏ dân trí phát triển. Đây là điều đáng mừng chứ sao (cười). Còn riêng với các ca sĩ nhạc đỏ, tôi thấy thu nhập của họ cũng ở mức ổn định. Mặc dù chưa có sự đồng đều và còn nhiều bất cập. Đặc biệt, các giọng cả ở các đoàn, tỉnh còn có cuộc sống rất vất vả.
Thế à? Đó chỉ là lời đồn thôi nhưng nếu như tôi có cát-xê cao, cũng xứng đáng thôi (cười).
Tôi không diễn xô bồ. Tôi đã qua cái thời đi khoe hát hay mà chỉ xuất hiện ở những chương trình đúng với chỗ đứng của mình, đúng với sự ưu ái của khán giả và đúng với danh hiệu NSND được nhà nước trao tặng.
Có lẽ vì tôi ít xuất hiện nên mỗi lần biểu diễn lại được các bầu show, đơn vị tổ chức ưu ái hơn một chút (cười).
Tôi rất hài lòng với những hạnh phúc mình đang có. Sau bao nhiêu năm cống hiến cho âm nhạc, tôi có được cuộc sống ổn định.
Tôi và gia đình đang sống trong một khu nhà vườn hơn 1000m2, cách Hà Nội 40 km. Ở đó, không khí rất mát mẻ. Tôi tự trồng cây, nuôi gia cầm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của mọi người trong gia đình.
Hàng ngày tôi vẫn vào Hà Nội làm việc. Hiện tại, tôi đang đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội bảo vệ Quyền nghệ sĩ biểu diễn Âm nhạc Việt Nam. Đây là lần đầu tiên các nghệ sĩ biểu diễn Âm nhạc Việt Nam có được một hội nghề nghiệp để bảo vệ. Đây cũng là mơ ước của tôi trong suốt những năm làm nghề.
Tôi và ban chấp hành, ban thường vụ làm đang có những hoạt động sao cho cộng đồng nghệ sĩ biểu diễn Âm nhạc Việt Nam có tiếng nói chung, tăng thêm tình yêu thương, đoàn kết giữa mọi người và giúp họ bảo vệ quyền lợi cho chính mình, có vị trí xứng đáng trong xã hội./.
“Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác” sẽ là một chương trình thực sự đặc sắc