Khu tưởng niệm được chia làm 7 phòng trưng bày, hoặc theo các chủ đề như tinh thần lãng mạn, gothic lãng mạn, chủ nghĩa dân tộc lãng mạn và chủ nghĩa tự nhiên lãng mạn; đưa ra khoảng 100 bộ quần áo và 70 phụ kiện từ các bộ sưu tập trong suốt 19 năm, từ một chiếc áo lụa màu đen được thiết kế một cách chuyên nghiệp tới một bộ trang phục của tương lai.

Với tên gọi “Alexander McQueen: Vẻ đẹp hoang dại,” triển lãm đã thể hiện niềm cảm hứng của ông đằng sau những tác phẩm tinh vi và tỉ mỉ, trí tưởng tượng của ông và những kĩ năng khéo léo cùng với các bản thiết kế bậc thầy đi kèm với sự sáng tạo đầy tính khiêu khích.

111-Anh-1---Anh-trong-Bo-su.jpg

Bộ sưu tập thu đông

Những bộ trang phục được sáng tạo trên chất liệu da đen và kết hợp phụ kiện với sa chiffon trắng mềm và nhẹ, cùng những bộ váy đính ren, hoa, những hạt cườm lóng lánh đã thu hút sự chú ý của người xem trong buổi trưng bày.

Người phụ trách của cuộc triển lãm, Andrew Bolton cho biết, “Đối với McQueen, thời trang không chỉ là về cách ăn mặc hay một vấn đề thực tế, nó là phương tiện để thử thách trí tưởng tượng, quan niệm về thời trang của chúng ta, để thử thách giới hạn của chúng ta và sự hiểu biết của chúng ta về cái đẹp.”

“Ông ấy nhìn nhận cuộc sống lãng mạn như trong phim ảnh và tôi nghĩ chính điều đó được thể hiện trên trang phục của ông.” Andrew Bolton cho biết thêm.

Khi sắp bước sang tuổi 40, nhà thiết kế người Anh này đã dùng chính cuộc đời mình để miêu tả bản thân như một “bệnh nhân tâm thần lãng mạn”, một người đã tìm ra cái đẹp trong sự lố bịch và một người phá vỡ những quy tắc nhưng là để giữ lại truyền thống.

 “Trong số những nhà thiết kế, những người kéo căng sự hiểu biết của chúng ta về thời trang và đồng thời mở rộng ranh giới thời trang, tôi thực sự nghĩ McQueen là độc nhất vô nhị”, Bolton nói. "Tôi muốn cuộc triển lãm sẽ khiến người xem cảm thấy như đang đọc một câu truyện cổ tích, một câu truyện của anh em nhà Grimm. McQueen là sự lãng mạn sâu sắc trong ý nghĩa của từ Byronic”.

Alexander McQueen đã theo học nghề với hai thợ may trên phố Saville Row (một đường phố chuyên nghề may đo ở London). Đó là cách ông tiếp cận với việc thiết kế, từ đó để hiểu được “một đường cắt cùng với sự cân đối và trí tưởng tượng sẽ hiệu quả với mọi đường nét cơ thể.”

Nhưng Givenchy ở Paris mới là nơi McQueen làm việc với tư cách là một giám đốc thiết kế trước khi tạo ra thương hiệu của riêng ông, nơi mà ông nói là đã học được cách “mềm mại và dịu dàng hơn”.

Chất liệu lụa ngà từ bộ sưu tập thu đông 2006 - 2007 trong buổi trình diễn “Những góa phụ nhà Culloden” của ông đã tạo nên cơn sóng vang dội. Bộ sưu tập được trình diễn bởi siêu mẫu Kate Moss và được ghi lại với phương pháp chụp 3 chiều.

McQueen có hứng thú với lịch sử. Lòng yêu nước và chủ nghĩa dân tộc luôn được đề cao trong các tác phẩm và các buổi trình diễn của ông, nơi mà mỗi tác phẩm đều là một câu chuyện.

Dòng máu Scotland trong ông được thể hiện trong bộ sưu tập thu đông 1995 -1996 với tên gọi “Cao nguyên E cốt”, gồm những bộ trang phục được thiết kế bằng chất vải len kẻ ô vuông của người Scotland và da xanh lá cây. Còn bộ sưu tập thu đông 2008 - 2009 dành cho phái nữ mang tên “Những cô gái đã sống trên cây” lại được lấy cảm hứng từ cái cây trong vườn của ông tại nước Anh.

Cuộc triển lãm kéo dài từ ngày 2/5 - 31/7./.