vov_15_mmnv.jpg
Chiều ngày 12/12/2016, tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đã khai mạc triển lãm "Bản hùng ca mùa Đông 1946". 

Các tướng lĩnh cấp cao Bộ Quốc phòng tham quan triển lãm.

Những nhân chứng lịch sử từng tham gia sự kiện Toàn quốc kháng chiến năm 1946 vui mừng khi gặp lại đồng đội năm xưa. 
Triển lãm trưng bày gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tái hiện một cách sinh động, trung thực về sự kiện Toàn quốc kháng chiến năm 1946 của quân và dân ta, đặc biệt là quân dân Thủ đô Hà Nội, nơi mở đầu Toàn quốc kháng chiến.
Đại tá Nguyễn Trọng Hàm- Nguyên Phó Tham mưu trưởng quân khu Thủ đô- nhân chứng lịch sử tham gia sự kiện toàn quốc kháng chiến năm 1946, cho rằng triển lãm này giúp mọi người ôn nhớ, tự hào với truyền thống lịch sử và có trách nhiệm giữ gìn, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Triển lãm chia làm 3 phần: Đất nước ngàn cân treo sợi tóc; Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh; Âm vang bản hùng ca kháng chiến.
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa ra đời đã phải đương đầu với thách thức, khó khăn, thù trong, giặc ngoài, kinh tế kiệt quệ, đất nước rơi vào tình thế "Ngàn cân treo sợi tóc".
Quân dân cả nước hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ". Đi đầu là quân dân Thủ đô Hà Nội với tinh thần "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh".
Tinh thần Toàn quốc kháng chiến đã lan tỏa trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc qua những trận đánh và những chiến dịch tiêu biểu: Việt Bắc - Thu Đông (1947), Biên giới (1950), Điện Biên Phủ (1954), Đồng Khởi (1960), Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân (1968), Điện Biên Phủ trên không (1972), và đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (1975).
Triển lãm "Bản hùng ca mùa Đông 1946" là hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm ngày Toàn quốc kháng chiến, là dịp để mỗi người ôn lại truyền thống vẻ vang của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Cờ "Thành đồng Tổ quốc", Bộ Tư lệnh khu 9 tặng đơn vị "Quyết tử quân" trong trận mở đường máu thoát vòng vây của 4000 quân Pháp vào An Phú Đông, Gia Định, 14/7/1947.
Báo "Tiếng súng kháng địch"- Cơ quan quân sự, chính trị Vệ quốc quân chiến khu 9, Nam Bộ, xuất bản năm 1947.
Túi Dết của chiến sĩ Trần Văn Thường, tiểu đoàn 5 trung đoàn 174 dùng đựng cơm nắm trong chiến đấu ở đồi A1, tháng 4/1954. Súng ngắn đồng chí Ma Văn Hoàng dùng chiến đấu bảo vệ nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ trong chiến dịch Việt Bắc 1947.

Lính Hải quân Pháp đổ bộ vào Nha Trang, 25/9/1945.
Bộ đội Nam Bộ tham gia sản xuất, tự túc một phần lương thực, 1945-1946
Tự vệ Sài gòn chia làm 300 đội đánh trả bọn xâm lược, 23/9/1945.
Quân dân Hà Nội sẵn sàng chiến đấu, tháng 12/1946.
Chiến đấu tại ngoại thành Hà Nội, 1947.

Phố Bạch Mai, Hà Nội sẵn sàng chiến đấu, 1946.