vov_d_1__jrfb.jpg
Lễ hội Đền Thượng, Đền Hạ, Đền Ỷ La (thành phố Tuyên Quang) được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 16/2 (Âm lịch) hàng năm.
Đây là lễ hội gắn liền với Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt mới được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Tuyên Quang được cho là nơi thờ mẫu Thoải – Đệ tam Thánh mẫu, tức người mẹ cai quản vùng sông nước lớn nhất cả nước.
Trước đây, kiệu Mẫu được rước theo đường sông nhưng nhiều năm nay nghi thức này chuyển sang đi đường bộ.
Trong lễ hội này, đền Thượng và đền Ỷ La là nơi khởi kiệu, đền Hạ là nơi hợp tế.
Lễ hội bắt đầu từ ngày 11/2 (Âm lịch) với nghi lễ rước long ngai kiệu mẫu từ đền Ỷ La về đền Hạ.
Ngày 12/2 (Âm lịch) là ngày rước kiệu Mẫu từ đền Thượng về đền Hạ để làm lễ hợp tế.
Trong 14 ngôi đền ở thành phố Tuyên Quang, có 12 đền thờ Mẫu. Trong đó, 3 ngôi đền cổ lớn nhất là đền Hạ (hay còn gọi là đền Hiệp Thuận, đền Tam Cờ), đền Thượng (đền Mẫu Dùm) và đền Ỷ La.
Tín ngưỡng thờ Mẫu đã trở thành một nét văn hóa trong đời sống tinh thần của người dân Tuyên Quang.
Người dân thành Tuyên quan niệm chui qua kiệu mẫu sẽ được ban sức khỏe, sự may mắn.
Một người phụ nữ không ngại mưa rét chui qua kiệu Mẫu.
Mẫu Thoải là người mẹ cai quản vùng sông nước. Đạo Mẫu coi Mẫu Thoải là người mang đến sự sinh sôi, phồn thực và tài lộc.
Người khiêng kiệu là những nam thanh, nữ tú xứ Tuyên.
Theo đoàn rước là đội múa lân, dàn bát âm và ca, vũ truyền thống.
Lễ hội độc đáo này đã có gần 300 năm nay. Đến những năm kháng chiến chống Pháp, lễ hội bị mai một.
Đến năm 2007, lễ hội được khôi phục và tổ chức liên tục đến nay.
Lễ hội Đền Hạ, Đền Thượng, Đền Ỷ La vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.