Lúc tôi cưới chồng, mẹ tôi có cho một chút của hồi môn. Vơ chồng tôi gửi tiết kiệm và định vài năm gom góp thêm sẽ mua một căn nhà nho nhỏ. Lấy chồng được hơn 1 năm, nhà mẹ chồng tôi bán đất ở ngoại thành nên chia cho con cái, chồng tôi cũng được một phần gần bằng số tiền hồi môn mẹ tôi cho. Gom cả 2 món, chúng tôi đã đủ tiền để mua được một căn hộ tập thể.

vo_tam_lam_vo_buon_la_chong_dang_cho_nguoi_khac_co_hoi_lam_vo_vu_f4b956_wgfr.jpg
Cứ nghĩ đến chuyện nhà chồng tính toán với tôi chuyện tiền bạc, tôi lại thấy rất buồn (ảnh minh hoạ- Việt Giải Trí)

Lúc ấy, không chỉ vợ chồng tôi mà bố mẹ tôi cũng vui lắm, không nghĩ chúng tôi lại sớm mua được căn nhà riêng của mình để ổn định cuộc sống. May mắn hơn là chúng tôi tìm được một căn nhà vừa ưng ý lại hợp với tài chính của mình.

Tôi những tưởng mọi việc thế đối với tôi là quá thuận lợi, nhưng không hoàn toàn như thế. Khi chúng tôi tìm được nhà, thì nhà chồng tôi lại nhất quyết bắt chồng tôi phải đứng tên căn nhà. Lúc đầu tôi cũng không để ý vì vợ chồng ai đứng tên cũng thế, sao phải đắn đo chuyện ai đứng tên làm gì.

Nhưng khi về nhà mẹ chồng, đứng ở cửa tôi nghe mọi người bàn tính không đơn giản như vậy. Các anh chị chồng tôi nói, cứ để chồng tôi đứng tên cho chắc, vì trong đó có một nửa tài sản của nhà chồng. Hơn nữa, chồng tôi đứng tên thì tôi có ý định gì về tài sản cũng sẽ khó thực hiện.

Tôi hơi choáng váng vì không nghĩ mọi người nhà chồng tôi lại tính toán kỹ đến như vậy, trong khi tôi vô tư không mảy may đo đếm. Nhưng nghe họ nói thế tôi lại thấy hơi lo lắng, để mua được ngôi nhà có một nửa là tài sản của mẹ tôi cho.

Tôi đã đem chuyện hỏi người bạn luật sư và được biết sự thể sẽ không diễn ra tính toán của nhà chồng tôi, mà tài sản đó là của chung hai vợ chồng, nên chồng tôi hoặc tôi sẽ không được phép làm gì nếu không có sự đồng ý của người kia.

Nhưng cứ nghĩ đến chuyện này tôi lại thấy rất buồn, sao họ lại phải đề phòng và tính toán với tôi như vậy, làm như thế tôi thấy không còn tình nghĩa gì nữa. Tôi phải làm sao bây giờ./.