Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Chị Lan ở Hà Nội và chồng là anh Đức kết hôn năm 1981. Ban đầu, vợ chồng sống rất hạnh phúc, ít có mâu thuẫn bất đồng. Nhưng từ khi chị sinh lần lượt 3 cô con gái, anh trái tính trái nết đi uống rượu rồi về đánh, đấm chị. Anh đánh chị mọi lúc mọi nơi như cơm bữa. Vớ được thứ gì thì anh đánh thứ ấy, anh đánh mạnh đến mức lần nào chị cũng phải đi viện để cấp cứu. Nhưng đau đớn nhất là có lần anh mang cả đá, gạch đánh chị, khi chị vùng chạy, khi bắt được, kẻ vũ phu dùng xích chó xích vào cổ vợ, kéo tuột từ sân vào nhà không cho chị bỏ chạy. Những ngày sau đó với chị Lan như địa ngục khi anh Đức còn ngang nhiên dẫn người tình về nhà ở. Cô bồ của anh mặc dù còn ít tuổi nhưng luôn xui anh đuổi chị ra khỏi nhà để công khai sống chung.
Nhiều người đã tìm cách tự "giải thoát" mình, nhưng cũng có người cả đời im lặng không chịu nói ra vì nhiều lý do. |
Vì vậy, cứ thấy chị ở đâu là anh tìm đến để đánh. Các con gái chị thì đã lập gia đình, không thể can thiệp vì cũng từng bị đánh. Ngay đến mẹ chồng của chị cũng chỉ biết đứng nhìn rồi khuyên: “Con đi trốn đâu một thời gian, nó chán nó khắc thôi". Không tìm được sự giúp đỡ từ gia đình, nhiều lần chị báo cáo lên chính quyền xã nhưng rồi mọi chuyện đâu lại vào đấy. Chị vẫn phải hứng chịu những trận đòn roi, đấm đá từ người chồng. Hơn chục năm nay, chị phải lang thang nay đây mai đó, sống vật vờ, vạ vật anh em làng xóm rồi con cái. Nhưng không phải thế là được yên. Mười mấy năm sống chui, sống lủi, giờ đã tuổi ngoại ngũ tuần, chị muốn ly hôn mà không được vì nghèo không có tiền để nộp án phí. Mới đây, chị tìm đến Dự án Ngôi nhà bình yên thuộc Trung tâm phụ nữ và phát triển để được trợ giúp. Chị được tư vấn, hướng dẫn cách phòng chống bạo lực gia đình.
Đồng thời, Ngôi nhà bình yên cũng tác động đến chính quyền để xử lý vụ viêc của chị.Thế nhưng trước chính quyền, anh nghe lời, sau đó về nhà anh lại tính nào tật ấy. Anh thay hết ổ khoá, không cho ai đến gần. Dù có nhà chị vẫn không dám về vì sợ bị đánh. Mong muốn lớn nhất của người phụ nữ này là có chỗ ở ổn định và không còn phải chịu cảnh bị bạo hành…
Gia đình là tổ ấm, là nơi mang lại sự bình yên, là nơi gửi gắm bao niềm khát khao hạnh phúc của người phụ nữ. Tuy nhiên trên thực tế, niềm mơ ước nhỏ nhoi, giản dị ấy dường như vẫn còn khá xa vời với một số chị em khi họ là nạn nhân của tình trạng bạo lực gia đình. Nhiều người đã tìm cách tự "giải thoát" mình, nhưng cũng có người cả đời im lặng không chịu nói ra vì nhiều lý do. Họ cắn răng chịu đựng, chấp nhận để rồi đến một ngày "giọt nước tràn ly"... Đâu là cách giải thoát tốt nhất dành cho những nạn nhân của cuộc hôn nhân bất hạnh?
Bạn Nguyễn Thị Bích Hạnh cho biết: Mình thấy thứ nhất là vì cái hủ tục của gia đình vẫn muốn có con trai để lối dõi, thứ 2 là cái hiểu biết của người ta chưa được nâng cao, chính vì vậy họ chưa thoát ra được cuộc sống theo truyền thống và hủ tục, một phần là do người vợ cam chịu quá. Giải pháp mình nghĩ là 2 vợ chồng và gia đình nên ngồi lại nói chuyện với nhau trước về vấn đề này, nếu không thể giải quyết trong nội bộ gia đình thì bắt buộc phải nhờ tới pháp luật.
Anh Nguyễn Đức Linh chia sẻ: Người vợ đang cam chịu quá nhiều, đáng lẽ cô ấy phải vùng lên trước thời điểm bị hành hạ để người chồng thấy sự quyết tâm của mình. Còn vấn đề muốn ly hôn mà không đủ điều kiện thì tôi nghĩ bây giờ có nhiều tổ chức chống bạo hành, người vợ có thể báo những tổ chức đấy để người ta chung tay giúp đỡ.
Ảnh minh họa. |
Có thể nói, bạo lực không chỉ gây hậu quả xấu cho những người bị bạo hành về thể chất, mà còn về tinh thần. Khi sự nhẫn nhịn đã lên đến đỉnh điểm, họ sẵn sàng đối mặt và đấu tranh với bạo lực,tìm lối thoát cho mình, thế nhưng họ lại loay hoay, bế tắc không biết phải bắt đầu từ đâu. Chúng ta cùng đến với những phân tích và lời khuyên đến từ nhà văn Trang Hạ.
PV: Xin chào nhà văn Trang Hạ, câu chuyện trên gợi lên suy nghĩ thế nào đối với chị về người phữ bất hạnh này? Dường như bất hạnh luôn đeo bám người phụ nữ này ngay cả khi chị đã không còn muốn níu kéo cuộc chung sống nhiều đau khổ này: từ khi chị sinh con một bề là gái, đến khi chị nhẫn nhục chịu bạo lực của người chồng, chịu đựng chồng cặp bồ ngay trước mắt, ngay cả đến khi muốn ly hôn cũng không đủ tiền để nộp án phí, và sự can thiệp của xã hội dường như cũng chưa có những biện pháp trợ giúp hiệu quả dù chị đã đi tìm sự giúp đỡ…
Nhà văn Trang Hạ: Cái đầu tiên chúng ta thấy đây là một hành vi bạo lực leo thang, có thể khi mới cưới nhau chồng trách móc vợ vì sao không chăm sóc nhà cửa, nghe lời mẹ chồng, sau đó đến khi sinh con gái thì bắt đầu bạo lực leo thang ép phải sinh con trai và leo thang thêm một lần nữa là sẽ cặp bồ, phản bội mối quan hệ hôn nhân ngay trước mắt, sau đó đánh đập, ly hôn. Đó là một hành trình, trong hành trình ấy người vợ hoàn toàn đơn độc đương đầu với vấn đề của mình và đó là cái mà mình nhìn thấy rất là đau xót. Bạn luôn luôn có 2 cơ chế để thoát nạn, cơ chế thứ 1 là bạn bị đánh thì kêu lên hoặc gọi 113 là số cảnh sát, thứ 2 là sự can thiệp của mẹ chồng, họ hàng, hàng xóm và thậm chí là tòa án khi ly hôn. Nhưng nếu nhờ đến những sự can thiệp này thì đó chính là chúng ta đang buông xuôi.
PV: Nhiều người phụ nữ ở trong hoàn cảnh éo le, bất hạnh trong hôn nhân dù nhờ sự trợ giúp pháp lý của các tổ chức xã hội song cuộc sống của họ không dễ chịu hơn khi trở về mái nhà của mình. Vậy mong muốn của người phụ nữ này hay của chị Lan trong câu chuyện có thể nào trở thành hiện thực?
Nhà văn Trang Hạ: Bất hành đeo bám người phụ nữ thì thật ra có rất nhiều triệu chứng, điềm báo nhưng chị không chịu nắng nghe tiếng nói bằng lý trí mà dường như chị sống bằng bản tính. Trong xã hội cũng có nhiều tổ chức chính phủ, hội thảo… của những nhà báo dành cho những nạn nhân chống bạo lực gia đình hoặc những người phụ nữ yếu thế. Tuy nhiên vẫn rất cần tiếng nói mạnh mẽ của nạn nhân, tìm cách để vượt qua được lối sống đấy, tiếng nói cho người phụ ữn mạnh mẽ mới alf cái quan trọng để giải quyết vấn đề.
Bạo hành có thể xảy ra ở bất cứ gia đình nào, từ nông thôn đến thành thị, từ những người còn trẻ đến cả người cao tuổi. |
PV: Những người phụ nữ thường cam chịu sự sắp đặt, sự bạo hành, hay đối xử bất bình đẳng trong gia đình nhiều khi do họ thiếu một điểm tựa vững chắc về nghề nghiệp, kinh tế. Liệu đây có phải khó khăn nhất để họ thoát khỏi những bế tắc trong cuộc sống?
Nhà văn Trang Hạ: Có một điều rất khó khăn trong cuộc sống của gia đình Việt Nam ngày hôm nay đó là, một mặt chúng ta sống trong đời sống hiện đại và khá đầy đủ về tin tức và kinh tế, nhưng mà một mặt chúng ta sống trong một cuộc sống bị khuyết tật về tinh thần. Có lẽ ngay từ khi những em bé mà còn nhỏ chúng ta đã dạy các em một cái rất đơn giản đó là các em có quyền ước mơ và các em luôn xứng đáng sống với đời sống mà các em mong muốn.
Cái khái niệm bình đẳng giới nếu như nó chỉ là những lời hô hào hay những phong trào thì tối nghĩ nó rất khó để giúp những người phụ nữ thực sự đang đối diện với vấn đề cuộc sống mà có lẽ cần một ekip truyền thông hoặc một chiến lược truyền thông mạnh ngang tầm cỡ Quốc gia để biến những bi kịch chúng ta đang trò chuyện hôm nay thành những bài học hoặc những thông tin truyền thông tinh tế và dễ hiểu nhất, giáo dục tới những em bé trong gia đình và đồng thời giáo dục luôn cả bố mẹ, ông bà và thay đổi không gian và định kiến của xã hội mới là điều quan trọng nhất để những phụ nữ như trong câu chuyện của chúng ta thoát khỏi những bế tắc trong cuộc sống.
PV: Cảm ơn nhà văn Trang Hạ!
Bạo hành có thể xảy ra ở bất cứ gia đình nào, từ nông thôn đến thành thị, từ những người còn trẻ đến cả người cao tuổi. Khi bị bạo hành, nạn nhân phải tự mình phản kháng trước khi trông chờ người khác giúp đỡ mình. Nên phản kháng ngay từ đầu khi mức độ bạo hành còn nhẹ chứ không nên để đến lúc mức độ bạo hành đã trở nên nghiêm trọng. Phản kháng không phải là bạn đọ sức với người bạo hành ở thời điểm đó. Mà phản kháng có nghĩa là bạn tỏ thái độ dứt khoát, kiên quyết để đảm bảo hành động bạo hành đó không lặp lại. Nếu việc bạo hành vẫn tiếp diễn, cần nhanh chóng tìm đến các cơ quan tổ chức có trách nhiệm để nhận được sự hỗ trợ. Chúng ta cần phải hiểu rõ, bạo lực là tội phạm.
Cuộc sống vốn có những điều khó khăn thử thách và cả thất vọng, nỗi buồn. Hãy dũng cảm vượt qua để luôn là chính mình và đừng để điều gì có thể che khuất ước mơ, niềm tin và hoài bão./.