mqh1_ixqs.jpg
Lên kế hoạch tương lai: Nếu không thể cùng nhau trò chuyện, lên kế hoạch cho tương lai thì hai người khó có thể đi với nhau lâu dài. 
Không thực hiện lời hứa: Hai người cảm thấy tin tưởng vào những lời hứa của nhau nhưng nếu quên đi lời hứa hay yêu cầu thì liệu rằng có thể tin tưởng nhau lâu dài.
Kiểm soát việc làm của đối phương: Trong những mối quan hệ, nếu thật sự tin tưởng và hiểu nhau, họ sẽ không kiểm soát thời gian, việc làm của nửa kia.
Thói quen sinh hoạt khác bình thường: Nếu cả hai không thể tìm thấy điểm chung trong sinh hoạt hàng ngày thì có lẽ cuộc sống hai người không phù hợp.
Không cho người khác cơ hội: Có những việc, bạn không nói ra thì nửa kia sẽ không thể hiểu và đáp ứng. Vậy nên, dù có chuyện gì xảy ra cùng đừng nên im lặng mà hãy cùng nói chuyện để giải quyết.
Bạn có tự hào về nửa kia?: Việc công nhận sự cố gắng đối với người kia cho thấy mối quan hệ giữa hai người  có thực sự tốt. Bởi trong một gia đình hạnh phúc, thành công, nỗ lực của người này là hạnh phúc của người kia.
Quan tâm đến kế hoạch chung của cả hai: Trong các mối quan hệ, sẽ luôn có những tình huống phải trì hoãn không thể tránh được. Nếu không quan tâm đến hạnh phúc, thái độ của nửa kia thì có lẽ, bạn sẽ không nhớ đến việc thay đổi kế hoạch, hành động của mình. 
Thái độ sau khi tranh luận: "Giận quá mất khôn" nhưng sau mỗi cuộc tranh luận, nếu cả hai có thể hiểu, cảm thông cho nhau thì hai bạn mới có thể đi được với nhau đường dài.
Sự ghen tuông:  Là một gia vị của tình yêu, tuy nhiên, sự ghen tuông mùquáng có thể khiến mối quan hệ trở nên xấu đi bởi họ thực sự không tin tưởng nhau.
Phàn nàn về nửa kia với bạn bè: Bạn có thể tham khảo ý kiến bạn bè để tìm ra cách giải quyết khi mối quan hệ gặp vấn đề. Tuy nhiên, việc chê trách về nửa kia trước mặt người khác không làm cho vấn đề tốt hơn mà có thể tệ đi rất nhiều.
Không có điều gì hoàn toàn sai hay hoàn toàn đúng: Khi giải quyết những mâu thuẫn, bạn sẽ dễ nói ra những lời khiến nửa kia tổn thương bởi bạn cho rằng quan điểm của mình luôn đúng. Hành động này cần được sửa chữa bởi không ai đúng hoàn toàn hay sai hoàn toàn mà nên đặt bản thân vào vị trí của người kia để có thể hiểu được họ.
Có gắng thay đổi nhau: Nhiều người thường cố gắng thay đổi bạn đời của mình để giống một ai đó hay so sánh họ. 
Tuy nhiên, việc này chỉ làm cho mối quan hệ của cả hai xấu đi chứ không đi được lâu dài. 
Khoan dung hơn với người khác: Thay vì tìm kiếm giải pháp mà lại đổ lỗi cho nhau chứng tỏ mối quan hệ này đang đi đến giai đoạn không ổn định. Bạn không nghĩ rằng, bản thân mình là nguyên nhân của vấn đề?
Vậy nên, đối với những người yêu thương nhau chân thành thì họ biết chịu trách nhiệm về hành động của mình gây ra.
Làm thế nào để có một mối quan hệ hạnh phúc?: Đừng ngại thảo luận và chia sẻ với nhau những vấn đề trong cuộc sống bởi điều này sẽ giúp các bạn hiểu nhau hơn./.