SEA Games 31 sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 23/5/2022 tại Việt Nam với 40 môn thể thao (526 nội dung thi đấu) sẽ được tổ chức tại Hà Nội và 11 tỉnh, thành phố lân cận. Đây là kỳ SEA Games thứ 2 mà Việt Nam đăng cai, sau lần đầu tiên vào năm 2003. Trước thềm SEA Games 31 khởi tranh, phóng viên VOV.VN có cuộc phỏng vấn ông Trần Đức Phấn - Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục TDTT, Trưởng đoàn Thể thao Việt Nam tại SEA Games 31 để nghe chia sẻ về công tác tổ chức, mục tiêu và thông điệp của Việt Nam ở kỳ đại hội lần này tới bạn bè quốc tế.
Ông Trần Đức Phấn: Đến thời điểm này công tác chuẩn bị cho SEA Games 31 của chủ nhà Việt Nam bao gồm Hà Nội và 11 địa phương lân cận đang gấp rút đến giai đoạn cuối cùng. Về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như trang thiết bị dụng cụ thi đấu của 40 môn, 526 nội dung thi đấu của SEA Games thì hiện nay về cơ bản cũng đã chuẩn bị xong.
Tuy nhiên, còn một vài cơ sở thi đấu thì hiện nay vẫn đang tiếp tục công tác vận chuyển, lắp ráp trang thiết bị dụng cụ theo tinh thần của các môn liên quan. Các dụng cụ mua, thuê mới thì vào ngày 5/5 sẽ hoàn thành. Về công tác tổ chức thì các địa điểm thi đấu về cơ bản các địa phương đã hoàn thành.
Bên cạnh đó, Ban tổ chức đang đẩy mạnh công tác truyền thông. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên các việc liên quan đến công tác chuẩn bị cũng bị chậm. Trên cơ sở đó, Ban tổ chức cũng đã đi rà soát từng địa điểm thi đấu của các địa phương tham gia tổ chức trong mấy ngày vừa qua. Trong ngày 2 và 3/5 tới, lãnh đạo Chính phủ sẽ đi kiểm tra một số các địa điểm thi đấu và một vài địa phương.
Cụ thể, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự kiến sẽ có kiểm tra một số địa điểm thi đấu của các địa phương, không phải là tất cả, nhưng đây là niềm động viên rất lớn đối với các địa phương tham gia tổ chức các môn thi của SEA Games 31.
Ông Trần Đức Phấn: Về thuận lợi, Ban tổ chức có sự ủng hộ của Đảng và Nhà nước để Việt Nam tổ chức một kỳ SEA Games. Nếu như không có đại dịch thì kỳ SEA Games này có thể nói là một kỳ SEA Games đổi mới về kể cả công tác tổ chức đến công tác chuyên môn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch nên Chính phủ, Bộ Chính trị cũng đã tiếp tục cho tổ chức, nhưng lùi đến năm 2022.
Trên cơ sở đó thì ngành cũng như bộ phận thường trực của Ban tổ chức Tổng cục Thể dục thể thao cũng đã rất nỗ lực. Tuy nhiên, do đại dịch cho nên mọi việc nó cũng có những hạn chế chủ yếu là do thời gian để thực hiện các nhiệm vụ này.
Một thuận lợi cũng không kém phần quan trọng chính là liên quan đến các bộ, ngành và các địa phương tham gia tổ chức. Phải nói rằng, các địa phương tham gia tổ chức các môn thi của SEA Games rất nỗ lực cố gắng.
Trong tình huống đại dịch như vậy, nhưng vẫn triển khai các công việc. Mặc dù có chậm, nhưng vẫn tổ chức triển khai một cách rất tốt. Các bộ, ngành tham gia với các tiểu ban của Đại hội cũng đã vào cuộc cùng với bộ phận thường trực Ban tổ chức Trung ương để triển khai các nội dung công việc.
Khó khăn nhất và hạn chế nhất chính là do đại dịch Covid-19 nên đã chậm lại càng chậm hơn, nhưng với quyết tâm cao từ Ban chỉ đạo, Ban tổ chức các địa phương và các bộ, ngành tham gia thì cho đến thời điểm hiện nay là chúng ta đã hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ liên quan đến công tác chuẩn bị và tổ chức SEA Games.
Ông Trần Đức Phấn:Công tác chuẩn bị tổ chức SEA Games thì không có gì ảnh hưởng đến tài chính. Chính phủ đã cấp đủ số tiền theo đề nghị của của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như là của Ban tổ chức SEA Games, nó chỉ ảnh hưởng về tiến độ thực hiện nhiệm vụ vì thời gian khớp nên thực hiện các nhiệm vụ của SEA Games đã bị chậm. Đến ngày 5/5 thì tất cả địa điểm thi đấu, trang thiết bị dụng cụ sẽ hoàn tất trong việc tổ chức của mình.
Vấn đề thứ hai, đối với thưởng nóng của các vận động viên, như chúng ta đều biết trong 2 năm qua đại dịch đã ảnh hưởng nhiều đến các doanh nghiệp. Cho nên công tác vận động tài trợ để giải quyết những vấn đề của Đại hội có những điểm sáng rất là tốt. Chúng ta cũng đã tìm được rất nhiều tài trợ cho. Tuy nhiên, nguồn tài trợ để giúp cho việc thưởng nóng đối với vận động viên thì chúng ta hiện nay đang đàm phán. Chúng tôi đang dự kiến thưởng nóng 10 triệu đồng, 7 triệu đồng và 5 triệu đồng cho các cá nhân giành HCV, HCB và HCĐ. Những môn đồng đội sẽ thưởng cao hơn.
Ông Trần Đức Phấn: Điều đặc biệt của kỳ SEA Games 31 như chúng tôi đã trao đổi, Việt Nam tổ chức một kỳ SEA Games gồm các môn thể thao Olympic và ASIAD. Chúng ta tổ chức hết các nội dung mà các kỳ SEA Games từ 30 trở về trước chưa lần nào tổ chức hết các nội dung này. Do đó, đây cũng là một cơ hội để cho các vận động viên Việt Nam tranh tài cũng như thể hiện mình, đồng thời cũng là dịp cần rà soát lại toàn bộ lực lượng của các môn thể thao để đánh giá và chuẩn bị triển khai theo chiến lược mà ngành đã trình Thủ tướng Chính phủ trong thời gian vừa qua là chiến lược đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045. Có nghĩa là Việt Nam và Thể thao Việt Nam phải tấn công vào đấu trường cao hơn chính là ASIAD và Olympic.
Ông Trần Đức Phấn: Mục tiêu thì về cơ bản chúng ta phải phấn đấu trong tốp đầu của Đông Nam Á. Đây là một mục tiêu rất quan trọng để từ đó chúng ta mới đặt mục tiêu cao hơn đến ASIAD và Olympic. Trên cơ sở như vậy chúng ta vẫn phải đặt chỉ tiêu cho các vận động viên các môn thể thao Olympic, ASIAD ở SEA Games là phải phấn đấu có thành tích cao nhất để Việt Nam có thể kết thúc ở tốp đầu trên bảng tổng sắp huy chương.
Hiện nay, theo đăng ký thì có 3 quốc gia là có rất nhiều vận động viên sang tranh tài ở SEA Games 31 là Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Họ chính là những quốc gia sẽ tranh chấp với Việt Nam trong bảng tổng sắp huy chương của Đại hội lần này. Như chúng tôi đã trình bày ở trên, với tổng số 526 nội dung của 40 môn thể thao, hầu hết các môn thể thao Olympic và ASIAD đều được đưa vào nên việc tranh chấp về thứ hạng này sẽ quyết liệt hơn lần trước rất nhiều.
Ông Trần Đức Phấn: Theo đăng ký, hiện nay chúng ta còn một hội nghị gọi là hội nghị tiền SEA Games diễn ra từ ngày 1 đến mùng 6/5 sắp tới đây, lúc đó chúng ta mới chốt lại toàn bộ hành trình của SEA Games 31. Có nghĩa là các quốc gia sẽ đăng ký lần cuối cùng chốt lại toàn bộ danh sách thì lúc đó chúng ta mới nắm được là những môn thể thao nào, nội dung thi đấu nào mà họ không đăng ký, tức là không có thêm đăng ký mà chỉ có rút nội dung thi đấu.
Tổ chức trên nguyên tắc là phải đảm bảo tối thiểu là 3 vận động viên, 3 quốc gia ở một nội dung. Ban đầu thì yêu cầu tối thiếu là 4 vận động viên, 4 quốc gia thì mới tổ chức thi đấu, nhưng có một số nội dung do các vận động viên cũng như đội đăng ký không đủ cho nên đang xin hội đồng cho phép tổ chức khi có 3 vận động viên hoặc 3 đội thi đấu, nhưng trao HCV và HCB. Thông qua hội nghị khẳng định tiền SEA Games 31 sẽ chốt cụ thể, nhưng theo tôi thì danh sách sẽ không thay đổi nhiều và trên cơ sở như vậy thì nó cũng không làm ảnh hưởng gì đến toàn cục của công tác chuẩn bị tổ chức.
Ông Trần Đức Phấn: Về chủ trương đó thì chúng tôi đã tham mưu để Ban tổ chức cho ý kiến và triển khai thực hiện nhiệm vụ này thì khuyến khích các địa phương không tổ chức bán vé. Chúng ta sẽ kiểm soát bằng hình thức nào đó để cho người dân được vào xem và thưởng thức cũng như cổ vũ cho các vận động viên thi đấu.
Tuy nhiên, có một vài địa phương là họ sẽ tổ chức bán vé các môn thi của mình còn địa phương nào mà tổ chức bán vé thì phải thực hiện theo đúng quy định. Công tác tổ chức bán vé cũng như công tác tài chính thì hoàn toàn là giao hết cho địa phương, Trung ương không có quản lý, duy nhất có trận bóng đá ở Mỹ Đình là trận tranh hạng ba và chung kết ban tổ chức có tổ chức bán vé để cho người dân vào xem thì mới kiểm soát được người vào trong sân. Còn lại Lễ khai mạc và Bế mạc là vé mời.
Ông Trần Đức Phấn: Ở SEA Games 31, chúng tôi cũng có khuyến cáo tới các đoàn là chúng ta thi đấu thể thao, nhưng bên cạnh đó là phải thực sự an toàn. Đó là cái rất quan trọng, trên cơ sở như vậy thì các đội, các đoàn thể thao đến Việt Nam thi đấu cũng phải thực hiện theo quy trình khép kín để đảm bảo vận động viên không bị mắc Covid-19, vì nếu mắc Covid-19 thì không được thi đấu. Cho nên điều chúng tôi muốn là đảm bảo an toàn cho vận động viên, để đảm bảo cho việc thi đấu, hướng đến kỳ đại hội thành công tốt đẹp.