1_adyp.jpg

4/5/1949: Thảm họa hàng không của Torino tại đồi Superga gần thành phố Turin, Italia. (Ảnh: FIFA)

Torino đã mất toàn bộ đội hình thống trị bóng đá Italia ở thập kỷ 40 vì thảm họa hàng không Superga. Cầu thủ duy nhất trong đội sống sót là Sauro Toma, người không tham gia chuyến bay vì phải sang Bồ Đào Nha chữa trị chấn thương. (Ảnh: Forza Italian Football)

6/2/1958: Thảm họa hàng không của MU tại München, Đức. (Ảnh: Huffington Post)

Do thời tiết xấu, chiếc máy bay chở đội hình MU trở về sau trận hòa 3-3 với Red Star Belgrad (Nam tư cũ) đã gặp tai nạn trong lúc cất cánh, khiến 21 hành khách tử nạn trong đó có 8 cầu thủ, 3 nhân viên của MU. (Ảnh: Manchester United)

16/7/1960: Thảm họa hàng không của bóng đá Đan Mạch tại Copenhagen, Đan Mạch. (Ảnh minh họa: Một chiếc Dragon Rapide như trong vụ tai nạn- Wikiland)

Chuyến bay chở 8 tuyển thủ Đan Mạch tới Herning dự trận đấu cuối cùng nhằm chọn ra đội hình dự Olympic 1960 đã gặp nạn vì thời tiết xấu và chỉ còn phi công sống sót sau thảm họa hàng không này. (Ảnh minh họa: ĐT Đan Mạch giành HCB tại Olympic 1960 - Getty)

8/12/1987: Thảm họa hàng không của CLB Alianza Lima (Peru) trên Thái Bình Dương, khiến toàn bộ thành viên có mặt trên chuyến bay đều tử nạn. (Ảnh: United In The States)

27/4/1993: Thảm họa hàng không của ĐTQG Zambia trên Đại Tây Dương. (Ảnh: Zambia Eyes)

Chiếc chuyên cơ chở ĐTQG Zambia đến Senegal dự vòng loại Can 1994 đã lao xuống biển do trục trặc động cơ và không còn ai sống sót. (Ảnh: Zambia Report)

28/11/2016: Thảm họa hàng không của CLB Chapecoense (Brazil) gần thành phố Medellin, Colombia. (Ảnh: Daily Mail)

Chuyến bay chở CLB Chapecoense vừa gặp nạn khiến 76/81 hành khách thiệt mạng. (Ảnh: Daily Mail)

Hậu vệ Alan Ruschel được xác định là người duy nhất hiện còn sống sót của đội Chapecoense sau vụ rơi máy bay. (Ảnh: Daily Mail)