Theo Reuters, bà Yellen được cho là sẽ giúp “mở đường” cho chính sách tiền tệ rất dễ dãi của FED bằng cách tiếp tục việc mua trái phiếu của FED và nâng lãi suất cho vay hiện đang ở mức gần như bằng không kéo dài trong suốt 5 năm qua.

Các biện pháp giúp bà Yellen thực thi nhiệm vụ được cho là rất cần sự “nhạy cảm” và “tinh tế” này được đúc rút từ hàng thập kỷ nghiên cứu và đưa ra các chính sách kinh tế quan trọng của bà.

Tân Chủ tịch Fed Yellen (Ảnh Reuters)

Trong vai trò là Giám đốc chi nhánh của FED tại San Francisco và là Phó Chủ tịch FED vào năm 2010, bà Yellen đã giúp hình thành lên chính sách tiền tệ rất dễ dãi của tổ chức này.

Trong một bài phát biểu cùa bà ngày 4/3//2013, bà Yellen nói rằng việc cải cách thị trường lao động sẽ “đóng vai trò trung tâm” trong chính sách tiền tệ của mình.

“Tôi coi việc chúng ta phải làm hết sức của mình để thúc đẩy một sự hồi phục kinh tế mạnh mẽ là một mệnh lệnh. Chúng ta đang thực hiện tốt việc này thông qua việc tiếp tục chương trình mua sắm tài sản nhằm đảm bảo triển vọng phát triển bền vững của thị trường lao động”, bà Yellen khẳng định trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ tháng 11/2013.

Bà Yellen cho rằng rất khó có trường hợp mà cả hai mục tiêu của FED là tăng tỷ lệ người có việc làm và giảm tỷ lệ lạm phát bền vững lại xung đột với nhau.

Nếu trường hợp này xảy ra, thì “một chính sách thông minh và rất nhân đạo là đôi khi chúng ta sẽ cho phép tăng lãi suất lên cao hơn mục tiêu ban đầu của chúng ta”, việc này sẽ giúp FED giảm tỷ lệ thất nghiệp một cách nhanh chóng, theo đúng những gì bà Yellen đã từng chia sẻ năm 1995.

Chính từ quan điểm này của bà mà nhiều người không ủng hộ bà bày tỏ lo ngại rằng bà Yellen có thể mất khả năng kiểm soát tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên, những phẩm chất trong suốt quá trình làm việc của bà cho thấy bà sẽ giám sát việc này một cách hết sức chặt chẽ.

Năm 1996, bà đã từng thúc giục ông Alan Greenspan, người sau này trở thành Chủ tịch FED, rằng ông cần xem xét việc nâng lãi suất ngân hàng để đối phó với tình trạng lạm phát tăng cao.

Mặc dù bà chưa bao giờ bày tỏ sự thất vọng của mình về quyết định giảm lãi suất của FED lúc đó, bà cũng chưa bao giờ ngừng việc bỏ phiếu tán thành việc tăng lãi suất.

Bà Yellen đã luôn ủng hộ việc FED mua thêm trái phiếu và nói rằng lợi ích mà nó mang lại vượt xa chi phí mà Fed đã bỏ ra. Tuy nhiên, vào ngày 8/12/2013, bà đã bỏ phiếu quyết định giảm việc mua trái phiếu hàng tháng của Fed từ mức 85 tỷ USD xuống mức 75 tỷ USD.

“Thành thật mà nói, có rất nhiều nguy cơ từ việc dừng các chương trình mua trái phiếu quá sớm và ngược lại cũng có không ít nguy cơ nếu chung ta cứ tiếp tục thực thi chính sách tài chính này quá lâu”, bà Yellen phát biểu trước các Nghị sỹ tại Thượng viện tháng 11/2013.

FED hiện đang nỗ lực nhằm giảm áp lực chi trả các khoản vay dài hạn bằng cách cam kết không tăng lãi suất cho vay qua đêm ít nhất cho đến khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 6.5%, với điều kiện tỷ lệ lạm phát vẫn được kiềm chế ở mức dưới 2.5%.

Một vài nhà kinh tế cho rằng FED có thể quyết định giảm ngưỡng tỷ lệ thất nghiệp như một cách để thể hiện cam kết nhất quán của mình trong việc giảm lãi suất tiết kiệm.

Mặc dù chưa thực sự “nhúng tay” hiện thực hóa các quan điểm của mình, bà Yellen đã nói rõ rằng, dù thế nào thì tỷ lệ lãi suất này cũng sẽ giảm.

“Chính sách tiền tệ của chúng ta vẫn là duy trì việc mua sắm tài sản cho đến khi tỷ lệ lãi suất vượt qua ngưỡng mà chúng ta đưa ra”, bà Yellen đề trong một bức thư gửi một Thượng nghị sỹ tháng 11/2013.

Một số người cho rằng chính sách tiền tệ cởi mở của FED có thể dẫn đến một “bong bóng tài sản” khác tại Mỹ. Tuy nhiên, bà Yellen vẫn kiên định dập tắt những lo ngại này.

Mặc dù vậy, bà Yellen cũng úp mở khả năng sử dụng các chính sách tiền tệ nếu cần thiết để giữ cho “bong bóng tài sản” không làm suy yếu hệ thống tài chính của Mỹ.

“Tôi hoàn toàn tin rằng, khả năng giám sát của chúng ta quan trọng không kém gì chính sách tiền tệ. Tôi không loại trừ khả năng sử dụng các chính sách tiền tệ như một công cụ để giải quyết vấn đền chênh lệch về giá tài sản, nhưng đó chỉ là công cụ thứ yếu. Tôi rất muốn sử dụng chính sách tiền tệ như là biện pháp hàng đầu để đạt được những mục tiêu mà Quốc hội đề ra cho chúng ta và sử dụng các công cụ khác để có thể giải quyết các nguy cơ bất ổn tài chính tiềm tàng”, bà Yellen tuyên bố trước các Thượng nghị sỹ.

Bà Yellen tin rằng các nhà lập pháp Mỹ đang có những bước tiến trong việc giải quyết các vấn đề của một thể chế tài chính khổng lồ “không thể suy sụp” là Mỹ. Tuy nhiên, bà cũng mong muốn các ngân hàng dự trữ thêm vốn và đạt được các tiêu chuẩn về tính thanh khoản và khả năng giám sát cao hơn./.