Tuần sau, người dân đạo Hồi trên khắp thế giới bước vào tháng lễ Ramadan. Đây coi là tháng lễ ăn chay quan trọng nhất của người dân Hồi giáo. Trước ngày lễ này, tại Indonesia, đất nước có số dân theo đạo Hồi lớn nhất thế giới, diễn ra những phong tục rất độc đáo.

1. Phong tục tắm "Balimau" ở Padang, Tây Sumatra

indonesia_1_oqgn.jpg
(Nguồn : Sumbar)

Tắm "Balimau" là một phong tục tắm bằng nước chanh của cộng đồng Minang được tổ chức để chào đón tháng Ramadan.  Một ngày trước khi bước vào tháng lễ Ramadan, rất đông người dân Padang đến nhà tắm công cộng Lubuk Minturun ở Tiểu khu Koto Tangah và Sông Lubuak Paraku ở Quận Lubuak Kilangan để thực hiện phong tục này với ý nghĩa gột rửa những điều xấu trước khi bước vào tháng lễ quan trọng.

2. Phong tục "Meugang" ở Aceh

(Nguồn : Metrotvnews)

Người dân Aceh chào đón Ramadan với phong tục “Meugang”. Trước ngày lễ Ramadan một ngày, người dân Aceh mổ thịt, nấu nướng và cùng chia sẻ với tất cả mọi người. Các món ăn sau khi nấu sẽ được mang tới nhà thờ Hồi giáo cho mọi người cùng ăn và chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn khác. Lễ này mang ý nghĩa biết ơn vì những sinh kế mà gia đình có được trong suốt 11 tháng qua và chia sẻ với những người khác.

3. Lễ hội "Dugderan" ở Semarang, Trung Java

(Nguồn: goodnews)

"Dugderan" là một lễ hội chào đón tháng Ramadan tại thành phố có từ rất lâu đời. Một lễ hội bắn pháo hoa và Carnaval lớn được tổ chức 1-2 tuần trước khi bước vào tháng Ramadan. Bản thân cái tên "dugderan" là từ tượng thanh của pháo hoa. Bên cạnh cuộc diễu hành, bạn cũng có thể ghé thăm chợ đêm nếu đến Semarang dịp này.

4. Lễ viếng "Kubro" ở Palembang

(Nguồn : Liputan 6)

Người Palembang thường đi viếng mộ tổ tiên, họ hàng và các giáo sĩ trước tháng Ramadan. Thông thường truyền thống này được thực hiện tại nghĩa trang của Krat Tengkurep 3 Illir, nơi chôn cất các giáo sĩ Hồi giáo Palembang.

5. Mungguhan ở Sudan, Tây Jawa

(nguồn : soloraya)

Người Sundan ở Tây Java thường chào đón tháng ăn chay với truyền thống "Mungguhan". Mọi người sẽ tập hợp gia đình, bạn bè hoặc rủ nhau ra ngoài cắm trại, cùng ăn uống và nói những lời xin lỗi, tha thứ cho nhau vì những điều chưa phải trong suốt một năm qua.

6. Phong tục “Nyorog” của người Sundan

(nguồn : merahputih)

Nếu người Sundan có thói quen ăn cùng nhau trước tháng ăn chay thì người Betawi có truyền thống khác. Truyền thống Nyorog là một hoạt động tặng thực phẩm cho hàng xóm hoặc người thân trong gia đình để chào đón tháng chay Ramadan. Theo phong tục "Nyorog", những người trẻ tuổi sẽ tặng quà cho những người lớn tuổi để xin phước lành từ họ trong tháng nhịn ăn sắp tới.

7. Lễ hội "Apeman" tại Yogyakarta

(nguồn  : Republika)

Lễ “Apeman” chào đón tháng Ramadan thường được tổ chức trên đường phố Malioboro, thành phố Yogyakarta. Tại lễ hội, chính quyền thành phố tổ chức một lễ diễu hành lớn. Các đơn vị tham dự lễ diễu hành được yêu cầu chuẩn bị những mâm cỗ lớn có chứa apem, một loại bánh truyền thống làm từ gạo nếp của thành phố này. Những người tham gia lễ hội và các du khách sẽ thưởng thức loại bánh này miễn phí./.