1. Không áp dụng cách ăn giống nhau cho các con
Không phải đứa trẻ nào cũng hấp thu dinh dưỡng, thức ăn giống nhau. Vì vậy không thể lấy cách chăm của bà hàng xóm để áp cho con mình được. Thời điểm mới bắt đầu cho con ăn dặm, các mẹ cần kiên trì cho ăn từng chút một, cho con tập dần với thức ăn mới. Nếu trẻ có phản ứng khá gay gắt như nôn trớ, khóc thét thì nên dừng lại và thử cho ăn sau. Không nên cố ép đưa thìa vào con sẽ khiến con càng sợ hãi, khóc lớn. Không ép trẻ ăn đúng khối lượng thức ăn theo công thức nhất định, vì khoảng thời gian đầu trẻ cần tập cách làm quen với món ăn mới.
Với trẻ lớn nên để cho con tham gia cùng bữa ăn gia đình. Điều này giúp trẻ cảm nhận được không khí trong nhà, những cử chỉ, lời nói yêu thương của các thành viên sẽ kích thích tinh thần của trẻ. Hãy để con tự xúc cơm, gắp thức ăn, rèn cho con tính độc lập ngay từ nhỏ.
2. Hãy áp dụng thời gian ăn theo quy định cho con
Một bữa ăn của trẻ sẽ kéo dài 30 phút. Nếu quá thời gian hãy đứng lên dọn thức ăn của con. Điều này sẽ khiến con tập trung ăn uống hơn. Kéo dài thời gian chỉ khiến con la cà vào những trò chơi khác, không tập trung ăn uống.
3. Hãy cho trẻ ăn theo nhu cầu
Nghĩa là bạn phải biết đến khối lượng thức ăn mà trẻ cần nạp, nguồn dinh dưỡng vừa đủ không cần dư thừa. Như vậy bạn không cần phải ép con ăn quá nhiều, ăn vừa đủ với nhu cầu. Không cần nhắc nhở con quá nhiều về bữa ăn, hãy để con tự nhắc cha mẹ về thời gian bữa ăn, như vậy trẻ sẽ độc lập, nhớ bữa hơn.
4. Không chiều con cho ăn nhẹ trước bữa ăn
Việc bạn cho trẻ ăn trước bữa ăn sẽ khiến trẻ không ăn được món chính, dạ dày bé quá no rồi nên không thể nạp thêm. Hãy bỏ qua vài lần, tự khắc chúng sẽ nhớ tới thời gian bữa cơm và mong đợi bữa ăn chính hơn.
5. Hãy quy định thời gian ăn
Hãy quy định thời gian ăn cho con và không thay đổi. Không vì con quấy khóc mà cho ăn trước. Việc ấn định thời gian ăn cụ thể giúp hình thành và ăn sâu vào tiềm thức của trẻ. Đợi đến giờ ăn giúp kích thích tinh thần ăn, hệ tiêu hóa của trẻ tốt hơn./.