9_sai_lam_nguy_hiem_thuong_mac_phai_khi_so_cuu_1_dgbk.jpg

Sốt cao: Khi sốt, nhiệt độ cơ thể tăng nhưng vẫn có cảm giác run rẩy. Nếu ủ ấm quá nhiều sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Giải pháp: Làm mát cơ thể, loại trừ nhiệt độ thừa.

Co giật: Cố gắng đưa vật gì đó vào trong miệng để giúp họ không cắn vào lưỡi là thừa thãi. Việc cần làm là tránh đầu của họ va đập mạnh xuống đất nhưng động tác cần nhẹ nhàng.
Bị bỏng: Khi bị bỏng cần ngâm phần bị tổn thương vào nước lạnh từ 10-15 phút, nhằm hạn chế nhiệt độ đi sâu vào trong các mô cơ thể.
Tai nạn giao thông: Không nên tự ý di chuyển người bị thương ra khỏi hiện trường, vì rất có thể khiến nạn nhân bị thương nặng hơn. Hãy gọi cấp cứu và sơ cứu vết thương.
Hóc dị vật: Hãy giúp họ cúi xuống và làm thông thoáng đường thở, không nến vỗ mạnh vào lưng, chỉ khiến dị vật đi sâu xuống khí quản gây nghẹt thở.
Bất tỉnh: Đặt nạn nhân nằm ngang để không bị chặn đường thở . Tuyệt đối không để nạn nhân nằm ngửa và kéo lưỡi. 
Chảy máu: Dùng gạc khi chảy máu ở động mạch tránh gây mất máu nhiều. Nếu bị chảy máu tĩnh mạch, chỉ cần lau nhẹ nhàng. 
Tê cóng: Không nên trà xát, như vậy sẽ tổn thương các mao mạch. Nước nóng là biện pháp cực đoan khi muốn làm ấm vùng tê cóng. Khi đó, bạn nên cố gắng làm ấm cơ thể từ từ, đặt bàn tay vào trong nước lạnh và tăng dần nhiệt độ nước.
Điện giật: Phân tích kỹ càng tình huống, ngắt nguồn điện, gọi hỗ trợ, sử dụng vật cách điện trước khi cứu nạn nhân.