Chiều 26/9, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức buổi hướng dẫn sơ cứu vết cắt mạch máu cho cộng đồng. |
TS Dương Đức Hùng, bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng và được mệnh danh là "bàn tay vàng mổ tim" với kinh nghiệm nhiều năm trong phẫu thuật tim và xử trí các ca cấp cứu. |
Quy trình sơ cứu rất đơn giản, ai cũng làm được, nâng cao khả năng sống sót cho nạn nhân như trong 2 vụ tai nạn thương tâm vừa xảy ra khi vết thương do miếng tôn cắt vào thân thể... |
Vết thương động mạch ở cổ và tay |
Nếu vật sắc nhọn cắt vào có thể gây xuất huyết ổ ạt dẫn đến tử vong như động mạch ở cánh tay, động mạch đùi... |
BS Hùng cho biết: mỗi một người có 5 lít máu, mỗi một nhịp quả tim bóp ra 60ml/1 phút, nhịp tim là 80. Do vậy mà chưa đến 1 phút đã hết máu nên bệnh nhân nhất thiết phải phải được sơ cứu ngay tại chỗ. |
Do vậy việc sơ cứu càng sớm càng tốt bằng các vật dụng có sẵn sung quanh chúng ta. |
Đơn giản là cành cây hay cái thước |
Hoặc là cái bút |
Kể cả chiếc áo. Nó có thể xé ra tạo thành dây cuốn để làm garo hay dùng thay băng. |
Bạn có thể tận dụng ngay bất cứ vật dụng gì có thể xé ra được. |
Người bị nạn nên dùng ngay tay để bịt miêng vết thương |
Người bị nạn có thể tự sơ cứu vết thương nếu bị xuất huyết chưa nhiều. Đơn giản nhất là dùng băng, gạc (hoặc xé, cuộn từ áo) bịt miệng vết thương, buộc thật chặt đến lúc không thấy chảy máu nữa thì thôi. |
Động tác 1: Dùng dây buộc lỏng cạnh vết thương |
Bước 2 dùng bút hoặc que đũa xoáy cho đến khi nào máu không còn chảy |
Với vết thương ở cổ. Do động mạch cảnh nằm sát đường thở nên đầu tiên lấy băng gạc bịt miệng vết thương |
Chúng ta không được băng vết thường như thế này sẽ nguy hiểm đến đường thở. |
Giữ miếng băng như thế này |
Dùng vải hoặc bất cứ loại dây gì có thể, đặt một chiếc que hoặc cành cây...kẹp vào phía bên đối diện vết thương và cuốn dây vải để giữ băng vết thương |
Làm cách này để tránh bịt kín đường thở gây nguy hiểm cho tính mạng. |
Nếu không có que hoặc vật cứng, bạn có thể giơ thẳng tay. Sau đó đưa đến cơ sở y tế gần nhất. |