Theo kết quả “Điều tra khẩu phần ăn của trẻ từ 6-11 tuổi” công bố vào năm 2011 bởi Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khẩu phần ăn của trẻ em lứa tuổi tiểu học chưa đáp ứng cả về số lượng và chất lượng. Khẩu phần năng lượng chỉ đạt khoảng 76% nhu cầu đề nghị, khẩu phần canxi rất thấp (chỉ đạt từ 45 - 59% nhu cầu khuyến nghị).

Vì thế, việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh, cân đối trong giai đoạn học đường là điều hết sức quan trọng và cấp thiết cho trẻ phát triển tốt cả về thể chất và trí lực.

vov4_phsk.jpg
Ông Ngô Văn Tụ - Giám đốc Quỹ khuyến học sữa đậu nành Việt Nam trao tặng 100 phần học bổng trị giá 100.000.000 cho đại diện các địa phương nơi thụ hưởng chương trình.
Giai đoạn bắt đầu đi học, đạm là chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng cung cấp năng lượng cho trẻ, tuy nhiên việc cân bằng giữa tiêu thụ đạm thực vật và đạm động vật ở lứa tuổi này để tạo nền tảng sức khỏe tốt cho trẻ phát triển cân đối ở hiện tại và về lâu dài là vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh chưa thật sự hiểu rõ.

Trong các loại thực phẩm đang dẫn đầu xu hướng tiêu dùng hiện nay tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… đậu nành đang được khuyến cáo sử dụng đặc biệt trong giai đoạn sớm ở trẻ nhỏ vì những lợi ích vượt trội đã được khoa học chứng minh. Đây là thông tin được đưa ra tại lễ phát động chương trình “Dinh dưỡng lành cho trẻ khôn lớn năm 2017” do công ty sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy thực hiện thông qua Quỹ khuyến học sữa đậu nành Việt Nam.

Tại đây, PGS.TSLê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia -chuyên gia dinh dưỡng phân tích, thực trạng trên dẫn đến nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến sức khỏe, tầm vóc, kết quả học tập và tương lai của các em. Điển hình là suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em vẫn ở mức cao, đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa vùng, miền núi. Việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ ở lứa tuổi này là điều hết sức quan trọng để giúp trẻ phát triển thể chất, tăng trưởng chiều cao cân nặng, phát triển về trí đồng thời tạo nền tảng sức khỏe lâu dài cho giai đoạn sau của đời người.

PGS.TS Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia phát biểu tại buổi lễ.
PGS.TS Lê Bạch Mai khẳng định: “Trên thế giới chương trình sữa học đường đã được triển khai từ rất lâu và nó cũng đã chứng minh được hiệu quả trong việc cải thiện thể trạng, tầm vóc và tạo động lực học tập tốt hơn cho các em. Ở Việt Nam, hiện nay Chính phủ cũng đã ban hành các đề án ở nhà trường và được đông đảo các tổ chức, doanh nghiệp sữa ủng hộ.

Về phần mình, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho rằng: "Trên thực tế, hiện nay trẻ em Việt Nam vẫn còn có tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi ở mức độ cao và đặc biệt chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam vẫn đang ở mức thấp so với chuẩn của WHO. Để cải thiện và muốn phát triển hài hòa, hai yếu tố quan trọng không thể thiếu là dinh dưỡng và vận động hợp lý.

Từ thực trạng đó, Chính phủ đã đưa ra quyết định thực hiện đề án sữa học đường nhằm mục đích cải thiện tầm vóc cho trẻ em mầm non và tiểu học đến năm 2020. Trong năm 2017 chương trình có thêm nhiều hoạt động thể dục thể thao như giải bóng đá, hội thao cho trẻ em bên cạnh việc cấp phát sữa uống miễn phí. Đây là hướng đi đúng đắn, tích cực theo tinh thần của đề án quốc gia 641 của Chính phủ nhằm phát triển tầm vóc thể lực, nâng cao chất lượng giống nòi và tăng tuổi thọ khỏe mạnh của người Việt Nam, khuyến khích lối sống năng động và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, nhất là trẻ em từ 6-16 tuổi”.

Theo đó, năm 2017, Vinasoy tài trợ 10 tỷ đồng cho Quỹ khuyến học sữa đậu nành Việt Nam để tiếp tục thực hiện chương trình “Dinh dưỡng lành cho trẻ khôn lớn”, giai đoạn 1 bắt đầu từ tháng 4/2017, trao tặng miễn phí 1,5 triệu suất sữa đậu nành Fami kid cho 75.000 em học sinh tiểu học dự kiến triển khai tại 5 tỉnh: Yên Bái, Thái Bình, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải phòng. Giai đoạn 2 triển khai thực hiện ở các địa phương khác trên toàn quốc./.