1dakho_iolg.jpg
Da khô: Điều này xảy ra nếu da bạn mất quá nhiều nước. Thiếu nước chính là nguyên nhân hàng đầu khiến cho vùng dưới gót chân bị khô ráp và nứt nẻ, lâu dần hình thành lên những vết nứt, rãnh nứt ở gót chân, gây nên tình trạng viêm nhiễm, đau đớn và thậm chí chảy máu.
Áp lực quá mức trên chân của bạn: Do gót chân chịu áp lực trong thời gian dài như đi đứng lâu (nhất là ở người thừa cân, béo phì), thường xuyên đi giày cao gót, giày dép đế cứng hoặc đi bộ nhiều trên nền đất cứng… khiến cho lớp sừng ở gót bị dày lên và bị tách ra.
Nhiễm nấm: Đây là một bệnh nhiễm nấm có thể ảnh hưởng đến bàn chân của bạn. Nấm này có thể sinh sản trong những vùng ẩm ướt, nó rất dễ lây và tiếp xúc trực tiếp với da khiến bạn bị nhiễm trùng hoặc gián tiếp tiếp xúc với những thứ như vớ, giày dép...
Bệnh vẩy nến là một tình trạng xuất hiện do các vết sần, sẹo màu đỏ trên da. Điều này thậm chí có thể dẫn đến vết nứt nẻ và chảy máu.
Eczema là bệnh thường gặp vào mùa thu đông, khi thời tiết giao mùa. Đây là bệnh ngứa da điển hình nhất với các triệu chứng đặc hiệu như nổi mẩn đỏ, có mụn nước, ngứa và nứt. Các yếu tố như xà bông, dị ứng thực phẩm và thậm chí thời tiết có thể là yếu tố kích thích cho tình trạng này. Đây là một trong những lý do khiến gót chân bị nứt.
Viêm da tiếp xúc: Đây là một vấn đề về da ảnh hưởng đến bàn chân của trẻ em. Tình trạng này thường do đi giày, dép gây ma sát với chân nghiêm trọng. Các tổn thương này có thể gây ra các vết loét, cũng có thể dẫn đến bong da. Vì vậy, bạn không nên đi giày quá lâu và hãy thay giày khi nó quá chật.
Phơi nắng: Bạn đã biết rằng các tia cực tím từ mặt trời có thể làm hại da của bạn. Dành quá nhiều thời gian dưới ánh mặt trời có thể dẫn đến da đỏ, đau mà da bắt đầu bong ra sau một vài ngày, dẫn đến gót chân nứt.