10da_ztfm.jpg
Đổ đá vào vết thâm tím: Đá thực sự giúp giảm vết thâm tím, nhưng không nên dùng trực tiếp lên da vì bạn sẽ bị bỏng lạnh. Hãy cho đá vào trong khăn hoặc vải và áp lên vết thâm tím trong 20 phút. Sáu đó lấy đá ra và đợi 20 phút nữa. Lặp lại nhiều lần việc này để có hiệu quả nhanh nhất.
Lau người hạ sốt bằng rượu và giấm: Dấm và rượu có thể được hấp thu vào máu. Rượu có thể gây ra chứng ngộ độc, trong khi giấm sẽ làm tăng tính axit. Nó đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em. Khi bị sốt nhẹ, có thể hạ sốt bằng cách uống thật nhiều nước mát. Nếu người bệnh bị sốt cao hay sốt rất cao, sử dụng các biện pháp hạ nhiệt như trên để hạ sốt tạm thời và người bệnh tới khám tại cơ sở y tế.
Cấp cứu người bị ngất: Nếu ai đó ngất xỉu, đừng cố nâng họ lên, nó sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề. Sau khi lấy lại ý thức, đừng để họ uống cà phê hoặc thức uống tăng lực, caffein sẽ dẫn đến mất nước. Trong trường hợp này, nên nâng chân người bệnh lên, cởi bỏ bớt quần áo và đặt người bệnh ở nơi thoángthoáng, có nhiều không khí cho người bệnh hít thở.
Bôi thuốc mỡ hay kém vào vết bỏng: Lý do mọi người thường làm điều này vì thuốc mỡ hay kém làm lạnh vết bỏng. Tuy nhiên, nguy hiểm ở đây là kem hay thuốc mỡ sẽ phá vỡ sự trao đổi nhiệt, nhiệt độ dư thừa sẽ đi sâu vào bên trong các mô cơ thể. Điều cần làm lúc này là ngâm khu vực bị bỏng trong nước lạnh khoảng 15 phút để giảm nhiệt độ. Không bao giờ cắt bỏ những bọng nước phồng rộp, như vậy sẽ loại bỏ các lớp bảo vệ và để lại vết thương mở, dễ khiến vết thương bị nhiễm trùng.
Bệnh nhân gãy xương nếu không được sơ cứu đúng cách có thể làm lượng mỡ trong tủy xương trào ra, gây tăng áp lực và nguy cơ mỡ di chuyển vào máu, dễ dẫn đến tử vong. Khi bị gãy xương, nên đưa nạn nhân đến bệnh viện, không nên dùng tay cố định xương bị gãy. Thay vào đó, băng nó ở một vị trí thoải mái, không chỉ cố định nơi bị gẫy mà còn cố định ở 2 khớp gần nhất.
Giữ ấm khi bị bong gân: Một miếng vải ấm sẽ không giúp ích nếu bạn bị bong gân. Ngược lại, nhiệt sẽ làm tăng lưu lượng máu, dẫn đến sưng nặng hơn. Nên chườm lạnh trong những ngày đầu sau khi bị thương. Nó sẽ làm giảm viêm và đau. 
Làm cho bệnh nhân nôn mửa trong trường hợp ngộ độc: Khuyến cáo khi bị ngộ độc là làm cho bệnh nhân nôn mửa. Tuy nhiên, điều này thực sự nguy hiểm nếu bạn đã bị đầu độc acid, kiềm hoặc các chất ăn da. Hãy gọi xe cứu thương ngay lập tức. Nếu bạn chỉ bị ngỗ độc thực phẩm bình thường, đừng dùng mangan, baking soda hoặc sữa để kích thích nó. Thay vào đó, hãy uống nhiều nước ấm.
Chấn thương mắt: Những vật thể nhỏ hay các loại dịch có thể lọt vào mắt, khiến bạn cảm thấy khó chịu hoặc đau nhức. Bạn không nên cố dùng tay lấy dị vật trong mắt vì chuyển động tay không tốt dễ gây ra thương tích cho mắt. Bạn nên che mắt bằng băng gạc và đến cơ sở y tế gần nhất để được giúp đỡ. Trường hợp mắt bị bắn hoá chất, nên rửa mắt bằng nước sạch.
Rút vật thể ra khỏi vết thương: Bạn có thể rút một mảnh vỡ hay mảnh vỡ bằng thủy tinh nhỏ từ bàn tay của bạn, nhưng không bao giờ cố gắng kéo vật thể gây thương tích từ những vết thương nghiêm trọng. Các bác sĩ thường giữ chúng ở nguyên vị trí cho đến khi bệnh nhân được phẫu thuật. Nếu không, máu sẽ chảy không ngừng và có thể dẫn đến đến tử vong. Nếu người bệnh gặp vết thương nghiêm trọng, nên đưa người đến bệnh viện thay vì cố rút vật thể ra khỏi vết thương.
Bôi thuốc mỡ vào vết thương: Vết thương nhanh lành hơn trong môi trường khô ráo, thoáng mát. Trong khi đó, thuốc mỡ tạo ra độ ẩm không mong muốn. Bạn hãy làm sạch vết thương trong nước mát bằng xà bông, nếu là vết thương hở thì băng lại bằng băng gạc để chống nhiễm trùng.