vov_khop_mnbs.jpg
 
Hàng trăm bác sĩ đến từ các bệnh viện Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đã có mặt tại hội thảo. Phát biểu khai mạc hội thảo, GS TS Trần Ngọc Ân, Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam: Gần đây số lượng bệnh nhân thoái hóa khớp có xu hướng tăng lên, do tuổi thọ người Việt được nâng cao đáng kể, theo thống kê là 74 với nữ và 72 với nam. Tuổi càng cao thì sức khoẻ càng kém, và đặc biệt là tỷ lệ mắc bệnh xương khớp tăng, trong các bệnh có 2 bệnh luôn liên quan đến tuổi tác là loãng xương và thoái hoá khớp. Do vậy, cần quan tâm hơn đến căn bệnh này.

Mở đầu hội thảo, PGS TS BS Nguyễn  Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký hội Thấp Khớp học Việt Nam; giảng viên cao cấp bộ môn Bộ  môn Nội Tổng  hợp Trường Đại học Y Hà Nội trình bày về Thực trạng thoái hóa khớp tại Việt Nam, tỷ lệ dân số mắc bệnh, các vấn đề về chẩn đoán và điều trị.

Tham dự hội thảo có GS TS. Jean-Yves Reginster, Nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu các bệnh xương khớp của Tổ chức Y tế Thế giới ; Chủ tịch Hiệp hội Châu Âu về các khía cạnh lâm sàng và kinh tế của loãng xương và thoái hóa khớp (ESCEO); Chủ tịch nhóm hoạt động về Y đức và chất lựong trong nghiên cứu khoa học (GREES). Chuyên gia người Bỉ trình bày tham luận về “Thoái hóa khớp, sự phát triển bùng nổ của bệnh và Cập nhật hướng dẫn điều trị bệnh của ESCEO”. PGS.TS. Nguyễn Mai Hồng, Trưởng khoa cơ-xương-khớp Bệnh viện Bạch Mai, Phó chủ tịch hội loãng xương Hà Nội trình bày về điều trị thoái hóa khớp, cập nhật từ Hội nghị ESCEO châu Á.

Các giáo sư, chuyên gia Jean-Yves Reginster, Trần Ngọc Ân, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Nguyễn Mai Hồng đã trả lời hàng chục câu hỏi của các y bác sĩ Việt Nam về các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp. GS Trần Ngọc Ân đã bày bày tỏ lo ngại về tình trạng nhập nhằng giữa thuốc và thực phẩm chức năng trong điều trị thoái hóa khớp. Hàng trăm loại thực phẩm chức năng nhập khẩu được quảng cáo có chứa Glucosamin và bán tràn lan trên thị trường, nhiều người mua về uống để phòng, chữa thoái hóa khớp. Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng, chỉ có Glucosamin Sulfate dạng tinh thể mới được chứng minh và công nhận là có tác dụng trong phòng và điều trị thoái hóa khớp. Trên các phương tiện truyền thông, sản phẩm thực phẩm chức năng thường được quảng cáo vầ chỉ thêm một câu cuối cùng được nói rất nhanh "sản phâm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh". Nhiều loại thực phẩm chức năng thực ra lại là thuốc, nhưng chưa được kiểm định, thử nghiệm và xác nhận hiệu quả...GS Jean-Yves Reginster nêu ra các bước trong điều trị bệnh nhân thoái hóa khớp, theo các chỉ dẫn y khoa mới nhất, trong đó nhấn mạnh hiệu quả của thuốc điều trị có tác dụng lâu dài là các sản phẩm chứa Glucosamin Sulfate dạng tinh thể, đã được kiểm chứng. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, để phòng bệnh thoái hóa khớp, mọi người cần tránh các tác động quá mạnh, quá đột ngột, chống các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động; cần có một chế độ vận động và thể dục thể thao hợp lý; duy trì cân nặng thích hợp, tránh béo phì và cần phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh khớp để điều trị kịp thời./.